Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Giải pháp Milk-run trong logistics, giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu chủ động giảm nhẹ phát thải CO2

Inside InterLOG/Dịch vụ - Giải pháp/Milk-run

Cùng với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt cũng đang bắt đầu góp phần thực hiện cam kết cắt giảm khí thải ròng về “0” vào năm 2050 của Việt Nam - những cam kết và lộ trình giảm thải CO2 tại COP26; cũng như việc tiết kiệm chi phí được nhiều nhất cho các doanh nghiệp (sản xuất, cung ứng, vận tải, hãng tàu) và thị trường tiêu dùng nói chung thì giải pháp Milk-run trong logistics vừa giúp các doanh nghiệp “sinh tồn” vừa chính là giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu chủ động giảm nhẹ phát thải CO2 trong một thị trường đầy biến động… 


InterLOG tư vấn giải pháp Milk run cho doanh nghiệp

Theo Bà Trần Thanh Hòa - Giám Đốc Thương Mại tại Hồ Chí Minh - Công ty CP Giao nhận Tiếp vận Quốc tế InterLOG kiêm Trưởng Ban Kết nối Lead Firm - S.I - Liên Minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (VISA): Với các doanh nghiệp sản xuất, giải pháp Milk-run giúp tối ưu hóa chi phí, tiêu chuẩn hóa công việc và chuỗi cung ứng từ thời điểm này mang một ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn mọi chi phí đều “leo thang”... 

Đặc biệt khi vấn đề giảm phát thải khí nhà kính (KNK) của các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng đang rất được quan tâm trên toàn cầu từ sau Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). Đối với các nhà cung ứng, việc áp dụng Milk-run, vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp họ dựa vào kế hoạch giao hàng lên kế hoạch sản xuất, đảm bảo số lượng hàng tồn kho vừa đủ đáp ứng nhu cầu, giảm chi phí vận tải, góp phần cắt giảm phát thải carbon…

Milk-run là hình thức vận chuyển kết hợp lấy hàng từ nhiều nhà cung cấp một lần, giảm chi phí vận chuyển. Hơn hết, việc sử dụng Milk-run sẽ làm giảm số lượng xe tải chở hàng hoặc thậm chí chỉ cần một chiếc xe tải lớn, trọng tải xe được bố trí vừa đủ khối lượng hàng. Các nhà cung ứng cũng không lo việc sử dụng không hết công suất xe tải do số lượng hàng ít, tần suất giao hàng thấp như trước đây khi tự bố trí xe giao hàng… 

Điều này, giúp đảm bảo hiệu suất giao hàng vừa giúp làm giảm lượng khí phát thải đáng kể gây ô nhiễm môi trường khi số lượng xe, tần suất hoạt động của các xe tải giảm vì các phương tiện lưu thông trên đường chạy bằng xăng (ô tô) cũng là một trong những lĩnh vực tạo ra lượng khí thải ảnh hưởng đến môi trường. Tại Hội nghị COP26 cũng đã có 30 quốc gia cam kết loại bỏ lưu thông xe trên đường chạy bằng xăng vào năm 2040.




InterLOG hiện đã áp dụng giải pháp Milk-run cho một số khách hàng nhất định và nhận được những phản hồi tích cực: Tối ưu chi phí và chuỗi cung ứng cho khách hàng với khoảng 15% chi phí logistics; nhà cung ứng có thể tính toán số lượng hàng tồn vừa đủ giúp giảm không gian sử dụng xung quanh dây chuyền sản xuất. Riêng InterLOG, dù chi phí vận tải tăng khoảng 18% so với 03 tháng trước đây nhưng với giải pháp milk-run, công ty có thể tối ưu hoạt động logistics nhằm tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ tốt nhất đến quý khách hàng với giá cạnh tranh.

Tuy nhiên, giải pháp Milk-run ít nhiều vẫn có hạn chế, vì chỉ dễ áp dụng cho các sản phẩm hàng loạt, tương tự nhau và cùng là bộ phận của một sản phẩm, bảo đảm khi sản xuất, các mặt hàng này sẽ được căn chỉnh tồn kho nguyên liệu của các nhà cung ứng ở mức đồng đều. Đối với các mặt hàng phải gia công riêng biệt, thời gian gia công không giống nhau, Milk-run sẽ giảm tính ứng dụng. 

Việc phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình của xe milk-run về thời gian khởi hành và thời gian kết thúc cũng là một bất cập gây sự “ái ngại” cho nhà cung ứng khi phải chuẩn bị hàng, phương tiện kết hợp với xe tải hoàn thành công đoạn (chuẩn bị hàng - nâng hàng - đưa hàng lên xe tải) theo đúng thời gian được tính; nhà sản xuất phải luôn giữ được hàng tồn kho đủ để dây chuyền sản xuất hoạt động bình thường, đề phòng trường hợp milk-run bị gián đoạn gây ảnh hưởng sản xuất, tiến độ hoàn thành hàng hóa…

Vì thế, theo bà Hòa, các doanh nghiệp (sản xuất, cung ứng, vận tải, hãng tàu) khi chọn Milk-run là giải pháp vận chuyển, các doanh nghiệp cần kết nối với nhau áp dụng milk-run linh hoạt, sao cho hạn chế của giải pháp này không còn đáng kể hay gây trở ngại cho việc Milk-run được chọn lựa là giải pháp tối ưu và là xu thế chung trong ngành logistics ở Việt Nam và toàn cầu nói chung. 

Và phải nhận thức rằng Milk-run tuy có hạn chế nhưng sẽ rất nhỏ so với những lợi ích mà giải pháp này mang lại cho doanh nghiệp và chuỗi cung ứng thị trường (nhà sản xuất - nhà cung ứng - đơn vị vận tải - hãng tàu) về chi phí, tiêu chuẩn hóa công việc, số lượng hàng tồn kho v.v… Theo đó, doanh nghiệp phải tham gia, tìm hiểu về các hướng dẫn và giải pháp mà các ban ngành liên quan, nắm vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các cam kết giảm phát thải CO2 của Việt Nam tại COP26 đề ra.

Thực tế, sau COP26, Việt Nam đã ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thí điểm (năm 2022) theo QĐ 01/2022/QĐ-TTg, trong đó, giao thông vận tải là một trong 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê (năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp - lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải) và có những hành động cụ thể để từng bước thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết tại COP26. 

Cụ thể, vừa qua, Hội thảo Tập huấn “Tổng quan về yêu cầu giảm thiểu khí nhà kính và các cơ chế carbon - Thách thức và giải pháp ban đầu cho doanh nghiệp”, được tổ chức bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (VISA) và công ty InterLOG đã kết nối các doanh nghiệp nhà máy, sản xuất cùng tham gia, góp phần nâng cao nhận thức về việc giảm thiểu khí nhà kính và cơ chế carbon cho doanh nghiệp. 

Và để gắn kết các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng vận tải (nhà sản xuất - nhà cung ứng - đơn vị vận tải - hãng tàu) trong việc áp dụng giải pháp Milk-run, theo bà Hòa, các doanh nghiệp đều cần có những phương pháp riêng về bố trí sản xuất, kế hoạch giao hàng và sản xuất, đối soát tồn kho hiệu quả…; hiểu được Milk-run là một giải pháp cơ bản góp phần trực tiếp giảm phát thải nhà kính của các xe vận tải ra môi trường (khi số lượng xe vận tải giảm), gián tiếp giảm phát thải CO2 từ các nhà máy sản xuất, nhà cung ứng, kiểm soát được hàng tồn kho thì sẽ không sản xuất dư thừa, giảm CO2 trong quá trình sản xuất…

Sau các kết quả tích cực và đánh giá cáo từ khách hàng trong việc ứng dụng Milk-run, InterLOG đã, đang và sẽ trở thành đơn vị logistics đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp, cùng hướng đến mục tiêu chung của Việt Nam và toàn cầu về chủ động giảm nhẹ phát thải CO2./.

 

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link