Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Châu Á - “Dư địa” Logistics mới của thế giới

Blog/Thế giới/Châu Á/Logistics


Theo dự đoán châu Á sẽ thống trị thị trường logistics của thế giới (Theo: VnExpress)

Tiềm năng của thị trường Châu Á ngày càng được nhiều công ty logistics phát hiện ra và tận dụng để làm lợi thế cạnh tranh khi Châu Á được kỳ vọng sẽ phục hồi kinh tế nhanh hơn các khu vực khác. Điều này cho thấy Châu Á sẽ dẫn trở thành “dư địa” lớn nắm quyền kiểm soát thị trường logistics thế giới.

Cụ thể McKinsey - tổ chức tư vấn quản lý toàn cầu, dự đoán khu vực này sẽ “từng bước” nhận nhiệm vụ là trung tâm của hoạt động hậu cần về tăng trưởng và đầu tư, đến năm 2030, châu Á sẽ chiếm hơn một nửa tăng trưởng thương mại toàn cầu. Từ 2020 đến 2025, thông qua thị trường hậu cần thương mại điện tử, Châu Á sẽ chiếm 57% tăng trưởng thị trường toàn cầu. Nhiều quốc gia Châu Á được dự đoán sẽ đạt tốc độ phát triển nhanh với GDP dự kiến đạt 4,5% (cao gấp đôi với mức trung bình toàn cầu là 2%).


Theo McKinsey, châu Á được dự đoán sẽ dần dần thay thế Bắc Mỹ trở thành trung tâm của hoạt động hậu cần cả về tăng trưởng và đầu tư (Theo: VnExpress)

Các thị trường Châu Á lớn nhất về hậu cần sẽ tiếp tục là: Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Theo đó, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đều đang được “đoán” là những thị trường tiềm năng, góp phần đưa Châu Á chiếm 30% lượng tiêu thụ toàn cầu năm 2025. Để nắm bắt được các cơ hội phát triển này, các công ty logistics cần thiết kế lại hệ thống mạng lưới logistics. Trong 12 tháng qua, thị trường hậu cần toàn cầu đã và đang hoạt động tốt hơn nhiều ngành khác. 

Minh chứng cho điều này là việc Châu Á nhận được 25 tỷ USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, sáp nhập và mua lại trong Quý I năm 2021 (vượt qua số tiền đầu tư hàng năm từ năm 2016 đến năm 2019), giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics có thêm động lực chiếm lĩnh thị trường qua hoạt động mua bán và sáp nhập nhờ hoạt động đầu tư (M&A). Đây là “thách thức” cũng là “cơ hội” của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực logistics vì phải ra sức “cạnh tranh” cũng như thông qua “quá trình cạnh tranh” để phát triển khi đối mặt với các doanh nghiệp khổng lồ trong lĩnh vực này ngày càng phát triển về quy mô. 


Hạ tầng cảng biển tốt và dân số đông là một trong các lý do khiến châu Á được đánh giá cao về tiềm năng phát triển logistics. Ảnh: Moverdb (Theo: VnExpress)

Các công ty logistics toàn cầu tập trung vào Châu Á luôn nhận được mức giá tốt hơn so với các đối tác truyền thống do họ đã có mặt ở đó hoặc có mục tiêu. Theo McKinsey, việc tận dụng các cơ hội mở rộng ở Châu Á, doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng theo cách hiệu quả nhất có thể vì tương lai châu Á sẽ là một thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, sáp nhập, mua lại, IPO doanh nghiệp, đầu tư chiến lược…là những giải pháp mà McKinsey cung cấp để các công ty hậu cần ở châu Á tận dụng cơ hội. Điều này, giúp hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành logistics đưa các công ty tham gia thị trường nhanh hơn, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và nâng cao mức độ cạnh tranh.

Doanh nghiệp IPO hỗ trợ trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư để cải thiện hoạt động: Kerry Express huy động được 278 triệu đô la ở châu Á từ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Thái Lan (12/2020); Mahindra Logistics ra công chúng tại Ấn Độ năm 2017, có tỷ lệ P/E là 51,5, cao gần gấp đôi so với các doanh nghiệp nước ngoài. Vốn cổ phần tư nhân (PE) và đầu tư mạo hiểm (VC) đã đầu tư khoảng 37 tỷ đô la vào châu Á trong 5 năm trước đó. Tăng trưởng mạnh hơn cho các tổ chức hậu cần sẽ đến từ việc tận dụng các khoản đầu tư chiến lược./.

 

 

Tác giả: InterLOG Biên tập
Chia sẻ
Đã copy link