“Eo biển Đài Loan” đang trở thành điểm nóng nhạy cảm của khu vực, là nguyên nhân chính khiến cho mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng thêm căng thẳng. Quân đội Trung Quốc báo động đỏ sau khi chiến hạm Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan vào ngày 16/04/2023, sau khi Trung Quốc kết thúc đợt tập trận tại khu vực này. Trước đó vài ngày, Trung Quốc đại lục triển khai đợt tập trận lớn để thể hiện sự căm phẫn cực độ với việc bà Thái Anh Văn – lãnh đạo Đài Loan gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California, Mỹ. Đợt tập trận này được triển khai với quy mô lớn lẫn tần suất nhằm gây áp lực vào giới chức Đài Loan.
Tại Diễn đàn Nikkei Tương lai châu Á lần thứ 28 ở Tokyo, Nhật Bản (25/05/2023), Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho rằng: “Tình hình địa chính trị ngày càng trở nên nguy hiểm hơn trong bối cảnh căng thẳng kéo dài giữa 2 bên liên quan đến Eo biển Đài Loan”. Các nhà lãnh đạo Châu Á đang rất hoang mang, e ngại khi đề cập đến tình hình “căng như dây đàn” của 2 siêu cường này. Các nước thuộc khu vực Châu Á nguy cơ tiến gần đến bờ vực khi mối quan hệ giữa 2 anh đại này không thể vượt qua và không thể hóa giải được.
Sự rạn nứt giữa Mỹ và Trung Quốc làm mối lo lắng của nhiều công ty trên thế giới đạt đến cực độ, các chủ doanh nghiệp ra sức tìm cách thay đổi và đa dạng hóa chuỗi cung ứng để không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa 2 siêu cường. Việc thay đổi này khó có thể thực hiện, nền kinh tế của các nước khác không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng ít nhiều khi 2 ông lớn đứng đầu thế giới đang có những xung đột gay gắt.
Khi mối quan hệ Mỹ - Trung có bất ổn, Châu Âu cũng có những động thái để đối phó với tình hình này. Mỹ và Châu Âu từng bước dịch chuyển hoạt động logistics cũng như Chuỗi cung ứng. Họ đang tìm các thị trường khác tiềm năng để di chuyển và rót vốn đầu tư. Biến bất ổn thành cơ hội, đây chính là cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc “hứng trọn” cơn mưa nguồn vốn FDI dồi dào.
Việt Nam là một nước đang phát triển, hội tụ nhiều yếu tố đắt giá thu hút nguồn vốn FDI. Tình hình an ninh, chính trị ổn định là điều kiện được quan tâm hàng đầu để các “đại bang FDI” quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều cảng biển, có các khu vực trọng điểm, thuận lợi cho việc giao thương quốc tế và là trung tâm kết nối, cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế lân cận xung quanh phía Tây bán đảo Đông Dương. Đặc biệt, với dân số hơn 90 triệu dân, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất lớn về lực lượng lao động trẻ dồi dào, tay nghề đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, chi phí nhân công cạnh tranh. Ngoài ra, các thể chế, sự minh bạch của luật pháp dần được hoàn thiện gắn với hội nhập, không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi. Nhà nước luôn tạo điều kiện và có các chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI khi đến đầu tư tại Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam luôn là điểm sáng, là nơi đến tiềm năng cho các quốc gia muốn đầu tư và đặt cơ sở kinh doanh tại nước bạn.
Công ty Dịch vụ dữ liệu thương mại (TDS) cho biết các công ty Mỹ và châu Âu đang tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam trong những năm gần đây. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng từ 10% lên 16% trong giai đoạn 2018 – 2021, và vẫn đang tiếp tục tăng trong giai đoạn hiện nay. Đây là tín hiệu tích cực và đáng mừng cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, giúp cho nên kinh tế nước ta ngày càng phát triển, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân.
Việc cần làm bây giờ là Việt Nam nâng cao Chuỗi cung ứng, đáp ứng được các tiêu chuẩn khó nhằn của các quốc gia này đề ra. Đầu tư cơ sở vật chất, cập nhật các công nghệ tiên tiến, nâng cao tay nghề của công nhân để tạo tiền đề, tạo niềm tin vững chắc cho các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư nước ta.
Tác giả: InterLOG tổng hợp và biên tập