Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan được kiểm tra tại các trụ sở cơ quan hải quan như Chi cục hải quan, chi cục kiểm tra sau thông quan hoặc tại trụ sở người khai hải quan như trụ sở chính, nơi sản xuất hàng hoá.
Những trường hợp cần kiểm tra sau thông quan (Điều 78 Luật Hải quan 2014)
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
- Các trường hợp khác: kiểm tra sau thông quan thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan (Điều 79 Luật Hải quan 2014)
- Phạm vi, hình thức, thời gian: Kiểm tra đối với hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày đối với Chi cục hải quan và 5 năm đối với Cục hải quan. Tiến hành kiểm tra phải có Quyết định kiểm tra, nêu rõ thời gian kiểm tra, tối đa là 5 ngày làm việc, quyết định phải được gửi trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 5 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra. Kết thúc phải có thông báo kết quả kiểm tra (trong 5 ngày làm việc khi kết thúc kiểm tra)
- Thẩm quyền quyết định: Cục trưởng Cục hải quan Uỷ quyền Chi cục trưởng kiểm tra sau thông quan theo K 4, Điều 144 Thông tư 38/2015/TT-BTC)
- Nội dung cung cấp cho cơ quan Hải quan để kiểm tra: Hợp đồng mua bán hàng hoá, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá. chứng từ thanh toán, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hoá liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan (K3.a, Điều 142 TT 38 BTC)
- Biên bản kiểm tra: Nội dung kiểm tra được ghi nhận tại các Biên bản kiểm tra
Thẩm quyền kiểm tra quyết định Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai Hải quan (Điều 80 Luật Hải quan 2014)
- Tổng cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan: Tổng cục thuế - Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định trong phạm vi toàn quốc.
- Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố: Cục trưởng Cục HQ quyết định Kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quan quản lý của Cục (Ủy quyền cho Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo K4, Điều 144 Thông tư 38/2015/TT-BTC)
Thời hạn Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
- Thời hạn kiểm tra sau thông quan được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra, trường hợp vi phạm kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định có thể gia hạn 1 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc.
- Quyết định kiểm tra sau thông quan là gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 5 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật hải quan.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan. Trong trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền . Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan
Kết luận kiểm tra - Thời gian ký Kết luận
- Dự thảo Kết luận: Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn Kiểm tra => Gửi dự thảo Kết luận Kiểm tra cho người khai Hải quan (email, fax, gửi bưu điện)
- Thời hạn hoàn thành giải trình: Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn gửi dự thảo kết luận => người khai Hải quan phải hoàn thành việc giải trình (văn bản/ làm việc trực tiếp) về các Nội dung liên quan đến dự thảo Kết luận.
- Kết luận Kiểm tra: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn giải trình, người ban hành quyết định kiểm tra phải có trách nhiệm:
+ Xem xét nội nội dung giải trình
+ Ký ban hành Kết luận Kiểm tra
Trường hợp người khai Hải quan không chấp hành Quyết định kiểm tra, không giải trình cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn.
Các biện pháp cơ quan Hải quan sẽ áp dụng nếu người khai không chấp hành Quyết định kiểm tra (K4 - Điều 80 Luật Hải quan 2014; K4.c Điều 143 TT 38/2025/TT-BTC):
- Người khai Hải quan bị xử phạt;
- Cơ quan Hải quan sẽ áp dụng các biện pháp thanh tra chuyên ngành;
- Bị áp dụng các biện pháp kiểm tra đối với các lô hàng tiếp theo;
- Bị đánh giá là không tuân thủ pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan
Ngoài quyền và nghĩa vụ tại Điều 18 Luật hải quan số 54, người khai hải quan còn phải thực hiện nghĩa vụ khác khi cơ quan Hải quan quyết định kiểm tra theo Điều 82 Luật Hải quan:
- Chấp hành yêu cầu kiểm tra sau thông quan
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực
- Cử người có thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan
- Giải trình những vấn đề theo yêu cầu của cơ quan hải quan
- Ký biên bản kiểm tra
- Chấp hành Quyết định xử lý của cơ quan hải quan
Sửa đổi, bổ sung, tạm dừng, hủy quyết định Kiểm tra sau thông quan
- Sửa đổi, bổ sung Quyết định Kiểm tra:
+ Thay đổi thành viên đoàn Kiểm tra, thời gian, phạm vi, nội dung Kiểm tra.
+ Quyết định sai sót về thể thức, nội dung, kỹ thuật trình bày văn bản
+ Người khai Hải quan đang chịu sự kiểm tra, thanh tra, điều tra của cơ quan thuế, thanh tra, kiểm toán nhà nước, công an
+ Sự kiện bất khả kháng mà người khai Hải quan không thể chấp hành được Quyết định Kiểm tra
Người khai Hải quan bỏ trốn, giải thể, phá sản, ngừng hoạt động và trường hợp khác dẫn đến cơ quan Hải quan không thực hiện được quyết định Kiểm tra
Quyết định hủy Quyết định Kiểm tra sau thông quan phải nêu rõ lý do hủy.