Đóng gói hàng hóa là một trong những khâu quan trọng để đơn hàng “đủ điều kiện” vận chuyển. Tuy nhiên, hầu hết đơn hàng khi tự đóng gói đều không đạt chuẩn, đôi lúc hàng gửi đi dễ hư hỏng và không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, để hàng hóa được giao đến người nhận an toàn, doanh nghiệp nên lựa chọn dịch vụ đóng gói hàng hóa.
Cụ thể, dịch vụ này có đặc điểm gì, quy định và cách thức đóng gói cho từng mặt hàng như thế nào? InterLOG mời quý doanh nghiệp tiếp tục đọc qua bài viết sau đây để nắm rõ.
Đóng gói hàng hóa (hay còn gọi là Packaging) là hoạt động sử dụng các loại vật liệu khác nhau như thùng giấy, mút xốp để chứa và đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Sau đó, hàng hóa đóng gói được niêm phong bằng cách dán băng keo thật kín bên ngoài và có ghi đầy đủ thông tin của người nhận, để đơn vị vận chuyển dễ dàng phân loại, chuyển hàng đến nơi chính xác.
Hiện tại, đóng gói hàng hóa cũng là dịch vụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì mang đến lợi ích sau đây:
Hàng hóa được đóng gói đúng tiêu chuẩn: Dịch vụ đóng gói hàng hóa không chỉ hỗ trợ đóng gói nhanh chóng, mà còn đảm bảo đóng gói đúng quy cách cho từng loại mặt hàng. Qua đó, giúp bảo quản và duy trì chất lượng của hàng hóa tốt hơn.
Đảm bảo an toàn khi vận chuyển: Khi sử dụng dịch vụ đóng gói, doanh nghiệp an tâm hàng hóa được đặt vào thùng, hộp có chất liệu cứng cáp. Ngoài ra, còn có các loại vật liệu như mút xốp, hạt xốp, giấy bọt khí được lót bên trong, để tăng độ an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển, tránh hư hỏng và móp méo do tác động của môi trường bên ngoài.
Dễ dàng trong khâu quản lý: Dịch vụ đóng gói hàng hóa còn hỗ trợ dán tem, nhãn ghi chú đầy đủ thông tin về đơn hàng. Từ đó giúp quá trình quản lý, kiểm soát số lượng hàng hóa tốt hơn và giảm rủi ro thất thoát cho doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Hàng hóa được đóng gói gọn gàng, khoa học giúp doanh nghiệp dễ vận chuyển số lượng lớn, từ đó giảm số lần chuyên chở và tiết kiệm chi phí đáng kể.
Bất cứ hàng hóa, sản phẩm nào khi tiến hành đóng gói thì đều phải tuân thủ một số quy định sau đây:
Dịch vụ đóng gói hàng hóa được chia thành 4 hình thức khác nhau, bao gồm:
Cách đóng gói này phù hợp với đơn vị mua hàng hóa của người tiêu dùng. Vì vậy, bao bì đóng gói phải có mã vạch đi kèm nhằm phục vụ dễ dàng cho việc thanh toán.
Có 2 hoạt động đóng gói hàng hóa theo nhóm là đóng gói theo nhóm nhỏ và đóng gói theo nhóm lớn.
Hình thức đóng gói này yêu cầu kích thước bao bì phải phù hợp với kích thước của từng vị trí. Cụ thể, bao bì sản phẩm quá khổ nên đặt phía dưới cùng hoặc trên cùng của giá đỡ. Đồng thời, kho thực hiện đóng gói phải mở hoặc đóng cửa thường xuyên, để hạn chế ẩm mốc, côn trùng và yếu tố ô nhiễm từ môi trường bên ngoài.
Đối với hoạt động đóng gói hàng vận chuyển, cần xác định quãng đường, hình thức, phương tiện và thời gian chuyên chở, để có quy cách đóng gói phù hợp, đảm bảo an toàn và chất lượng cho hàng hóa. Ngoài ra, khi đóng gói bao bì vận chuyển, cần phải tuân thủ thêm chỉ tiêu bao bì quốc tế, đặc biệt là ISO, Uỷ ban kỹ thuật 122 và WPO (World Packaging Organization – Tổ chức bao bì thế giới).
Tùy vào tính chất, đặc điểm của từng loại hàng hóa mà có quy cách đóng gói phù hợp, cụ thể:
Mặt hàng điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay và tivi đều có đặc điểm chung là nhạy cảm với va chạm mạnh, dễ suy giảm chất lượng trước nhiệt độ hoặc độ ẩm cao.
Vì vậy, khi đóng gói, cần chú ý bao bọc thật kỹ bằng các loại vật liệu có khả năng chống va đập như mút xốp, mút mềm, bọt khí, các loại đệm màng PE, PP, PPU. Sau đó, cho vào thùng carton 3 lớp hoặc 5 lớp, để duy trì chất lượng hàng hóa trọn vẹn.
Các loại thực phẩm khô có thể được đóng gói trong bao bì kín để ngăn ngừa yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thực phẩm. Đối với sản phẩm dùng ngay, không cần bảo quản lâu dài thì đóng gói bằng bao bì hở cũng là một lựa chọn phù hợp.
Quy cách đóng gói hàng dễ vỡ là sử dụng túi xốp khí bọc kín xung quanh hàng hóa từ 3 - 5 lớp. Tiếp đó, cho vào thùng carton 5 lớp, chèn thêm xốp hoặc mút cho chắc chắn, đảm bảo hàng hóa không bị xê dịch và dán băng keo niêm phong bên ngoài. Một điểm lưu ý nữa là thùng chứa hàng cần ghi chú chữ, dùng icon thể hiện “hàng dễ vỡ” hoặc “fragile”.
Mặt hàng văn phòng phẩm như tranh, bản đồ, sách, báo, tạp chí dễ bị rách nên cần được bọc nilon và cho vào thùng carton cứng cáp, để tránh xảy ra hư hại.
Ngoài ra, hàng hóa sách, báo có đặc điểm là khá nặng. Vì thế, hãy phân chia sản phẩm vào các thùng chuyên dụng hoặc thùng có kích thước vừa phải, chắc chắn. Tránh dồn nhiều vào một thùng, vừa gây mệt mỏi cho người khiêng vác, vừa tăng nguy cơ rách thùng khi vận chuyển.
Đối với hoạt động đóng gói để lưu kho, mặt hàng văn phòng phẩm cũng phải được kiểm tra và xịt khử mối, mọt thường xuyên để đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Hàng mỹ phẩm rất nhạy cảm với nhiệt độ, đồng thời va đập mạnh bên ngoài có khả năng làm móp méo bao bì, giảm chất lượng sản phẩm. Vì thế, khi đóng gói mỹ phẩm, cần chú ý sử dụng bao bì chắc chắn, cứng cáp, cũng như chèn thêm vật liệu chống va đập như xốp, mút, hạt nổ để duy trì giá trị sử dụng của hàng hóa.
Đối với riêng các dạng mỹ phẩm chai lọ thì cần chú ý bịt nắp thật chặt để chất lỏng không đổ vỡ ra ngoài. Nếu đặt nhiều chai lọ vào thùng carton thì cần có giấy carton làm vách ngăn, chèn thêm bọt khí và hạt nở để chống thấm nước, đồng thời dùng giấy bọc kín bên ngoài để tránh xê dịch.
Đối với quần áo, giày dép, túi xách còn bao bì của nhà sản xuất, chỉ cần bao bọc bên ngoài bằng túi nilon và sử dụng băng kéo dán kín túi là được. Trường hợp không có bao bì thì hãy sử dụng túi bọt khí để bảo vệ hàng hóa tốt hơn.
Đối với hàng hóa có kích thước lớn, cần sử dụng các loại vật liệu xốp hoặc giấy bóng khí, chèn vào 6 mặt của hàng hóa trước khi đóng gói vào thùng carton. Ngoài ra, thùng carton cũng phải có 3 lớp cứng cáp, để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đóng gói hàng hóa cho việc xuất khẩu, vận chuyển thì hãy lựa chọn dịch vụ của InterLOG. Với kinh nghiệm gần 20 năm thực chiến trong và ngoài nước, InterLOG không chỉ tư vấn giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện, mà còn cung cấp dịch vụ đóng gói hàng hóa chuyên nghiệp, có mức giá hợp lý, giúp tối ưu chi phí cho khách hàng.
Ngoài ra, InterLOG dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp để customize hàng hóa phù hợp. Chúng tôi còn hỗ trợ đóng gói đa dạng hàng hóa, từ mặt hàng điện tử, mỹ phẩm, văn phòng phẩm cho đến thực phẩm khô, mặt hàng cồng kềnh và có kích thước lớn.
Hơn hết, InterLOG có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, đảm bảo đóng hàng theo đúng quy chuẩn và kỹ thuật, đồng thời cam kết đóng gói hàng hóa đúng thời gian đã thỏa thuận với khách hàng.
Tại InterLOG còn có thêm dịch vụ Fulfillment, hỗ trợ toàn bộ quá trình từ lưu kho, bốc xếp hàng hóa cho đến đóng gói, dán tem, phân phối, hoàn tất đơn hàng và quản lý hàng tồn kho. Nhờ đó, doanh nghiệp không cần phải thuê các bên liên quan thực hiện, giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như chi phí đáng kể.
Qua thông tin trên đây, hy vọng doanh nghiệp đã hiểu được dịch vụ đóng gói hàng hóa là gì và quy định, quy cách khi thực hiện như thế nào. Đây cũng là một mắt xích quan trọng, quyết định đến chất lượng hàng hóa khi vận chuyển đến người nhận. Vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn công ty chuyên nghiệp như InterLOG, để được hỗ trợ đóng gói hàng hóa chuyên nghiệp, đúng tiêu chuẩn với mức giá hợp lý.
Liên hệ ngay với InterLOG TẠI ĐÂY, để đội ngũ chuyên gia giải đáp thắc mắc và tư vấn giá chi tiết cho doanh nghiệp!