Phí EBS là loại phí khá quen thuộc đối với những người làm lâu năm trong ngành xuất nhập khẩu. Song, với những ai mới bước chân vào ngành thì có thể vẫn chưa hiểu rõ về loại phí này. Vậy hãy cùng InterLOG tìm hiểu sâu hơn về phí EBS nhé!
Phí EBS được hiểu đơn giản là phụ phí xăng đầu được tính cho những chuyến hàng đi Châu Á. EBS là viết tắt của từ Emergency Bunker Surcharge. Đối với những chuyến hàng đi Châu Âu, chi phí này được gọi là Entry Summary Declaration, gọi tắt là ENS. Như vậy, phí EBS là một loại phụ phí trong vận tải container bằng đường biển mà hãng tàu thu từ chủ hàng, và chi phí này không được tính trong Local charge.
Vào những năm 1970, có sự gia tăng đột biến trong giá nhiên liệu đã tạo ra một cú sốc rất lớn trong giá dầu lửa. Việc giá nhiên liệu tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến đến việc vận chuyển container bằng đường biển và các hoạt động khác của hãng tàu. Do đó, phí EBS được ra đời trong hoàn cảnh đó, và hiện tại các hãng tàu vẫn thu chi phí này và nó như một đặc điểm trong dịch vụ vận tải biển.
Các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cho những kiện hàng hóa lớn và cần sử dụng nhiều container. Những chiếc tàu chuyên dụng cần phải có kích thước lớn và bảo đảm được tốc độ di chuyển xuyên suốt từ cảng đi đến cảng đích. Do đó, những chiếc tàu này yêu cầu lượng nhiên liệu rất lớn.
Bên cạnh đó, giá nhiên liệu cũng lên xuống không ổn định tùy theo thời điểm. Có những thời điểm giá xăng dầu tăng cao đột biến khiến cho các chủ tàu không kịp điều chỉnh giá để khắc phục tình trạng giá nhiên tăng cao. Vì vậy, phụ phí xăng dầu xuất hiện để kịp thời ứng phó với sự biến động giá nhiên liệu trên thế giới và bù đắp tổn thất cho các hãng tàu.
Tùy theo từng hãng tàu mà sẽ có cách áp dụng mức phụ phí khác nhau. Các hãng tàu sẽ định mức giá EBS theo phần trăm của cước biển, khối lượng hàng hóa, kích thước hàng hóa hay khoản tiền cụ thể trên một mét khối hàng, hoặc cũng có thể tính gộp cho mỗi container. Có rất nhiều cách thức để tính phụ phí xăng dầu EBS, áp dụng cách tính nào là do hãng tàu quyết định. Tuy nhiên, nếu giá xăng dầu trên thị trường giảm thì các hãng tàu cũng sẽ cân nhắc giảm chi phí này.
Vậy để biết cụ thể phí EBS, chủ hãng có thể liên hệ với các hãng tàu hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics để được báo giá chính xác. Điều này sẽ giúp cho các chủ hàng cân đối được chi phí và lựa chọn hãng tàu phù hợp cho loại hàng hóa của mình.
Phụ phí xăng dầu EBS sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng xuất nhập khẩu hay hợp đồng ngoại thương. Nếu hợp đồng không quy định rõ vấn đề này, ai là người trả phí này sẽ do hãng tàu quyết định dựa vào điều kiện giao hàng.
Ví dụ: Nếu trong hợp đồng quy định điều kiện giao hàng là FOB thì người sẽ trả chi phí EBS là nhà nhập khẩu.
Do đó, để tránh các cuộc cãi vã và tranh chấp không đáng có, khi lập hợp đồng xuất nhập khẩu, bên mua và bên bán phải thống nhất và quy định rõ các điều khoản trong hợp đồng.
Trên đây là các thông tin xoay quanh phụ phí xăng dầu EBS giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách tính loại phí này. Nếu bạn đang tìm một đơn vị chuyên nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin, giá cả hợp lý cũng như dịch vụ khai báo hải quan, hãy để InterLOG lo. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín với gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề và có nhiều ưu thế vượt trội.
Liên hệ với InterLOG để được tư vấn và báo giá chi tiết TẠI ĐÂY