Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Giá cước vận chuyển quý 4/2024 có xu hướng giảm nhiệt

Bài viết này đi sâu vào tình hình giá cước từng thị trường vận tải đường biển quý 4/2024, nhờ đó doanh nghiệp có thể điều hướng tốt hơn trong bối cảnh vận chuyển đầy biến động và đưa ra quyết định sáng suốt về chiến lược vận tải/xuất nhập khẩu của mình.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do ảnh hưởng chiến tranh, nhiễu loạn địa chính trị gây ra đã gây ra tình trạng khó khăn lan rộng trên thị trường vận tải đường biển, ảnh hưởng của dịch covid, tình hình hạn hán các kênh đào ảnh hưởng tới lịch trình tàu không còn đúng, thời gian vận tải kéo dài, khủng hoảng chỗ, mất cân đối vỏ rỗng. Các nhà vận chuyển nhận định để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng trên, xu hướng các nhà máy sẽ đẩy kế hoạch sản xuất sớm, các đơn hàng được đặt, sản xuất và tiến hành giao sớm hơn các năm trước đó.

Trong năm 2024, mùa cao điểm đã rơi vào quý 3 thay vì quý 4 cuối năm như những năm trước. Mùa cao điểm vừa qua đã ghi nhận sự biến động lớn với giá cả tăng mạnh trong quý 3. Dự báo trong quý 4 sẽ không có mùa cao điểm, giá có thể sẽ giảm so với quý trước.

Dự đoán tình hình thị trường quý 4/2024

Giá cước vận chuyển nhìn chung xu hướng giảm nhiệt lại, thị trường cân bằng và giá sẽ quay về gần bằng với giá quý 2. Dưới đây là dự báo giá cước chi tiết từng tuyến trên thị trường:

Thái Lan, Nhật Bản và Trung Quốc: Quay về mức giá ổn định trước mùa cao điểm, qua mùa sầu riêng nên tình hình chỗ trống cũng ổn định hơn.

Malaysia, Indonesia: Nhu cầu xuất khẩu từ TP.HCM đến các cảng này đang gia tăng. Tuy nhiên, nhiều hãng tàu đã tạm ngưng dịch vụ do tình trạng container không được xếp lên tàu đúng như dự kiến, buộc phải chờ tàu khác (hàng bị “rolled”) tại các cảng trung chuyển như HKG, SIN, và PKL do chỗ hạn chế và giá cước cao.

Các hãng tàu vẫn cung cấp dịch vụ chuyển tải qua SHK, SHA và Xiamen. Mặc dù giá cước đã giảm so với mùa cao điểm, nhưng mức giảm vẫn chưa đáng kể.

Singapore: Hiện tại cảng trung chuyển hàng hóa này vẫn đang bị tắc nghẽn, phụ phí kẹt cảng vẫn được áp dụng, giá cước chưa giảm và chỗ cũng nhanh chóng hết. Các hãng tàu lớn không ưu tiên cung cấp container cho tuyến này, nhưng có thể đặt hàng qua NVOCC với đại lý tại Singapore, vì họ có container SOC (Shipper Owned Container) để chuyển về đại lý ở Singapore.

Hàn Quốc: Giá trên đà hạ nhiều so với giữa quý 2, quý 3, LSS giảm từ 120/240 còn 110/220 vào đầu quý 4 (tháng 10), giá cước cũng trên đà giảm trong quý 4.

Ấn Độ, Trung Đông và Biển Đỏ: Thị trường đã giảm giá mạnh so với mùa cao điểm của quý 3 vừa qua. Các hãng tàu và NVOCC đang ưu đãi cho hàng trên tuyến này. Giá cước tuyến Ấn Độ giảm nhẹ vào đầu quý 4, nhưng từ giữa tháng 10 đã bắt đầu tăng và dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới.

Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Phi: Thị trường giá giảm mạnh so với mùa cao điểm quý 3 vừa rồi. Các hãng tàu đang ưu đãi hàng trên tuyến này, đặc biệt là container 40’. Tuy nhiên, tuyến Châu Âu và Hoa Kỳ có dấu hiệu tăng giá trở lại do ảnh hưởng của đợt đình công ở bờ Đông nước Mỹ.

Úc: Riêng đối với tuyến ÚC vẫn còn cao so với mức độ giảm giá của các tuyến còn lại, tuy nhiên cũng đang có dấu hiệu giảm giá từ giữa tháng 10 (tháng đầu tiên của quý 4).

Thị trường vận tải biển quý 4/2024 đang mang đến cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Mặc dù giá cước có xu hướng giảm trên nhiều tuyến, nhưng sự không ổn định vẫn còn hiện hữu. Các yếu tố như tình trạng tắc nghẽn cảng, sự thiếu hụt container và biến động địa chính trị tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường.
Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần linh hoạt trong chiến lược vận tải và xuất nhập khẩu của mình. Việc theo dõi sát sao diễn biến thị trường, tận dụng các cơ hội giảm giá trên một số tuyến, đồng thời chuẩn bị cho những biến động có thể xảy ra sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cuối năm 2024 đầy thách thức này.

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi
Tin tức liên quan