Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Lạm phát – Nỗi đau dày vò các doanh nghiệp

4 tháng đầu năm 2023 chứng kiến sự bất ổn trong nền kinh tế thế giới. Kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng cũng không ngoại lệ, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ kinh tế toàn cầu. Trong đó, lạm phát là một trong những “thủ phạm” chính khiến cho nền kinh tế lao đao.

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với những áp lực được tạo ra do lạm phát tăng cao bởi thị trường bên ngoài và nguy cơ dễ tổn thương bên trong. Bên cạnh đó, việc suy giảm trong lượng cầu tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, sự đứt gãy trong chuỗi kinh tế ở thị trường truyền thống châu Âu, những điều này cũng gây ra gánh nặng cho lạm phát. Từ phía trong nước, rủi ro tài chính gia tăng dẫn đến áp lực mất ổn định về chi phí sản xuất.

Để thấy được áp lực lạm phát ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam, bà Dorsati Madani - chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam cho biết: “Áp lực lạm phát kéo dài và viễn cảnh chính sách tiền tệ còn bị thắt chặt hơn nữa, nhất là ở Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro có thể gây ra biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu, ảnh hưởng rất nhiều đến khu vực tài chính của Việt Nam.”

Các doanh nghiệp đối mặt với lạm phát tăng cao, nguồn: Sưu tầm

Chuỗi cung ứng cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt tác động mạnh đến tồn kho. Các doanh nghiệp sản xuất đang vướng phải tình trạng tồn kho quá nhiều, họ vẫn chọn phương án dự trữ thay vì thanh lý. Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty khi giá lưu kho đang tăng cao, chi phí nhân công và thuê nhà xưởng. Đối với những mặt hàng dễ hư hỏng, có hạn sử dụng ngắn, thời gian tồn kho càng lâu càng ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa. Nếu không tiêu thụ kịp thời, doanh nghiệp sẽ phải hủy toàn bộ lô hàng đó. Điều này gây tổn thất rất lớn đến doanh nghiệp, sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, thậm chí có thể khiến doanh nghiệp vỡ nợ do trị giá lô hàng quá lớn, nguồn vốn đổ vào đó quá nhiều.

Bài toán “khó nhằn” đối với hàng tồn kho chất đầy, nguồn: Sưu tầm

Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng đơn hàng sản xuất là mức tồn kho và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Tình trạng dư thừa hàng tồn kho khiến cho vận tải đường bộ gặp nhiều khó khăn. Xe tải vận chuyển ít container hơn từ các cảng, vận chuyển ít hàng hơn từ các kho đến các cửa hàng bán lẻ. Điều này chứng tỏ lượng hàng tiêu thụ ở các cửa hàng giảm sút, nhu cầu sử dụng và mua sắm của người dân ít lại. Khó khăn, thách thức về chi phí và nguồn vốn duy trì đang đè nặng lên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Bài toán tồn kho khiến các chủ doanh nghiệp đang đau đầu tìm cách giải, nhưng có lẽ sẽ mất khá nhiều thời gian và tổn thất để tháo gỡ nút thắt này.

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi
Tin tức liên quan