Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Lệnh cấm xuất khẩu gạo đã tạo ra cơn địa chấn trên toàn thế giới

Gạo hiện đang là lương thực chính yếu của hơn 3 tỷ dân trên toàn cầu, nhu cầu gạo ngày càng tăng cao. Các nước liên tục ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho các quốc gia chủ yếu nhập khẩu lương thực cho nhu cầu trong nước gặp rất nhiều khó khăn.

Vì sao các quốc gia lớn cấm xuất khẩu gạo?

Ấn Độ hiện đang là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới về sản lượng, chiếm phần lớn thị phần toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây Ấn Độ đã bạn hành lệnh cấm xuất khẩu gạo vào ngày 20/07/2023. Đây là một quyết định đột ngột và gây khó khăn rất lớn đến các nước khác, đặc biệt là các nước nhập khẩu gạo chủ yếu từ Ấn Độ. Theo đó, Tổng cục Ngoại thương (thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ) thông báo dừng xuất khẩu các loại gạo không phải là Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á) để bình ổn giá trong nước. Quyết định này ngay lập tức có hiệu lực, gây ảnh hưởng đến giá gạo toàn thế giới. Với các đơn hàng đã kí trước đó, giao dịch vẫn sẽ được thực hiện. Việc xuất khẩu sẽ chỉ được thực hiện lại nếu giới chức Ấn Độ cho phép theo yêu cầu của chính phủ nước khác để đảm bảo an ninh lương thực tại nước đó cũng như duy trì mối quan hệ giữa hai nước Ấn Độ và quốc gia đó. Vậy nguyên nhân do đâu khiến Ấn Độ thi hành lệnh cấm xuất khẩu như thế này?

Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, nguồn: Sưu tầm

Nguyên nhân thứ nhất, điều kiện thời tiết không thuận lợi, hiện tượng El Nino cực đoan ảnh hưởng rất nhiều đến mùa màng của người dân Ấn Độ. Bên cạnh đó, diện tích gieo trồng bị giảm xuống đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, tổng diện tích gieo trồng của của toàn Ấn Độ giảm 15% so với cùng kì năm ngoái, khiến sản lượng lúa gạo bị giảm so với mọi năm cũng như khó đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Nguyên nhân thứ hai, giá gạo và giá lương thực Ấn Độ tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Trong suốt thời gian qua, có thời điểm giá gạo đã tăng từ 10-12%. Việc tăng trưởng giá gạo trong nước đã ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số lạm phát, tác động mạnh đến cuộc sống của người dân ở quốc gia này, đặc biệt là người dân nghèo.

Nguyên nhân thứ ba, vào năm 2022, chính phủ Ấn Độ đã có lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và áp thuế 20% với loại gạo tẻ thường, nhưng tổng lượng gạo xuất khẩu của quốc gia này trong thời gian vừa qua vẫn tăng mạnh. Nếu tình trạng này tiếp diễn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lương thực trong nước, ảnh hưởng đến cân đối nhu cầu trong phạm vi quốc gia này.

Nguyên nhân thứ tư, theo đánh giá có thể liên quan đến yếu tố chính trị. Năm 2024, cả nước Ấn Độ sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử trong toàn quốc. Cuộc bầu cử này sẽ quyết định bầu ra chính phủ mới trong nhiệm kì 5 năm tới. Do vậy, bất kì biến động nào của giá lương thực nói chung và giá gạo nói riêng trong nước cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của cử tri và tác động đến kết quả cuộc bầu cử.

Ngay khi lệnh cấm xuất khẩu được ban hành đã làm gia tăng tức thời về giá gạo trên thế giới, và dự kiến tác động này chưa dừng lại ở đó. Điều này cho thấy vai trò to lớn của Ấn Độ trong thương mại gạo toàn cầu, chiếm hơn 40% xuất khẩu gạo trên thế giới. Năm 2022, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt kỉ lục với 22,2 triệu tấn, nhiều hơn tổng sản lượng của 4 nhà xuất khẩu tiếp theo cộng lại gồm Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Hoa Kỳ.

Giá gạo tăng cao khiến người dân gặp khó khăn, nguồn: Sưu tầm

Không chỉ dừng lại ở Ấn Độ, ngày 28/07, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng đã thông báo dừng xuất khẩu gạo trong 4 tháng tới. Quy định này được áp dụng với tất cả các loại gạo và có hiệu lực ngay khi được ban hành. Sau khi Ấn Độ thi hành lệnh, UAE cũng cấm tái xuất khẩu gạo được nhập khẩu từ Ấn Độ sau ngày 20/07.

Sau đó 1 ngày, vào ngày 29/07, chính phủ Nga thông báo cấm xuất khẩu gạo đến hết cuối năm (đến hết ngày 31/12/2023) với mục đích bình ổn thị trường trong nước. Lệnh cấm này không áp dụng với các nước thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu, cũng như Abkhazia và Nam Ossetia. Bên cạnh đó, gạo vẫn có thể được gửi ra nước ngoài vì mục đích nhân đạo.

Thế giới chao đảo như thế nào sau khi lệnh cấm xuất khẩu gạo được ban hành?

Gạo hiện đang là lương thực chính yếu của hơn 3 tỷ dân trên toàn cầu, nhu cầu gạo ngày càng tăng cao. Các nước liên tục ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho các quốc gia chủ yếu nhập khẩu lương thực cho nhu cầu trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai.

Ấn Độ xuất khẩu gạo qua hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, do đó khi “ông lớn” này ban bố lệnh cấm xuất khẩu gạo như một tin sét đánh đối với toàn thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á và Châu Phi. Theo công ty Barclays báo cáo, Malaysia có thể là quốc gia bị tổn thương nhiều nhất do sự phụ thuộc khá lớn của đất nước này vào lương thực Ấn Độ. Bên cạnh đó, Singapore nhập khẩu khoảng 30% lượng gạo của Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Philippines cũng sẽ chịu tác động bởi lệnh cấm này khi giá gạo toàn cầu tăng lên bởi tỉ trọng gạo chiếm phần lớn trong chỉ số CPI của người dân Philippines.

Thế giới chao đảo sau lệnh cấm xuất khẩu gạo, nguồn: Sưu tầm

Không chỉ riêng Châu Á, các quốc gia Châu Phi và vùng Trung Đông cũng bị ảnh hưởng nặng nề. BMI - một đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions - cho biết, các thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ tập trung ở châu Phi cận Sahara, khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Công ty chỉ ra, Djibouti, Liberia, Qatar, Gambia và Kuwait là những nơi ảnh hưởng lớn nhất.

 

Tác giả: InterLOG tổng hợp và biên tập
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi