Trước mỗi kỳ thanh tra, kiểm tra của cơ quan Hải quan thì tra soát số liệu báo cáo quyết toán là việc làm cần thiết. Điều này nhằm đảm bảo tính thống nhất, hợp pháp và chính xác trong báo cáo quyết toán hải quan của doanh nghiệp, từ đó tránh xảy ra sai sót có thể bị phạt hành chính. Sau đây, InterLOG mời quý doanh nghiệp tiếp tục đọc qua bài viết để nắm rõ hơn về cách rà soát, xử lý số liệu và chỉnh sửa báo cáo quyết toán kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu phải tiến hành nộp báo cáo quyết toán (BCQT) thường niên về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, nguyên liệu và vật tư có thể không cần đóng thuế nhập khẩu.
Thời hạn nộp BCQT thông thường là 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính hoặc trước khi doanh nghiệp thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể hoặc chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư. Sau khi nộp BCQT lên cơ quan Hải quan thì doanh nghiệp có thể sửa đổi, tra soát lại số liệu và bổ sung (nếu cần) trong 60 ngày kể từ ngày nộp đầu tiên.
Liên hệ tư vấn ngay TẠI ĐÂY
Doanh nghiệp có thể thực hiện báo cáo quyết toán hải quan dựa vào một trong ba mẫu sau đây:
Để rà soát số liệu báo cáo quyết toán hải quan chính xác, doanh nghiệp hãy thực hiện theo quy trình 3 bước sau đây:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, người khai báo hải quan không có trách nhiệm kê khai định mức sản phẩm với cơ quan Hải quan. Song, cần đảm bảo tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt; đồng thời sử dụng định mức sản phẩm đúng với mục đích gia công và sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Thêm vào đó, người khai hải quan cần lưu lại, xuất trình định mức sử dụng nguyên liệu và định mức vật tư tiêu hao khi cơ quan Hải quan kiểm tra hoặc yêu cầu giải trình cách tính toán định mức. Trường hợp có bất kỳ thay đổi nào trong quá trình sản xuất thì cũng phải xây dựng lại định mức thực tế, cũng như lưu lại tài liệu/chứng từ có liên quan đến thay đổi định mức.
Tùy theo đặc tính, quy trình sản xuất của sản phẩm xuất khẩu, cách quản lý chứng từ/tài liệu/dữ liệu về định mức của người khai báo hải quan mà có phương pháp kiểm tra định mức sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung có 3 phương pháp cơ bản là:
Khi tra soát số liệu báo cáo quyết toán, doanh nghiệp cần chú ý kiểm tra thật kỹ tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu. Mục đích là để quá trình đối chiếu, xuất trình cho cơ quan Hải quan đảm bảo tính chính xác, đồng nhất và không xảy ra bất cứ vi phạm nào.
Sau đây cũng là phương pháp và một số lưu ý khi xác định tình trạng tồn kho.
Doanh nghiệp có thể xác định lượng tồn kho thực tế dựa theo một trong những phương pháp sau đây:
- Xác định tình hình tồn kho theo kê khai của người khai báo hải quan.
- Xác định tình hình tồn kho thực tế tại trụ sở của người khai báo hải quan:
Sau đây là một số lưu ý khi xác định lượng tồn kho theo kê khai hải quan và tồn kho thực tế tại doanh nghiệp:
Để xác định chênh lệch tồn kho, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức cơ bản sau đây:
Sau khi tính toán được mức chênh lệch, tiếp theo doanh nghiệp xác định số tiền thuế ấn định theo công thức:
Từ đây, có thể phát sinh 3 trường hợp là không chênh lệch, chênh lệch thiếu và chênh lệch thừa:
Thông thường, rất khó để xảy ra trường hợp không phát sinh chênh lệch giữa số liệu tồn kho thực tế tại doanh nghiệp và số liệu tồn kho theo kê khai với cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, nếu trường hợp này vẫn có phát sinh thì doanh nghiệp cần kiểm tra lại tính hợp lý, đúng quy định của báo cáo quyết toán, cũng như tính xác thực của số liệu kiểm kê tại thời điểm kết thúc năm tài chính.
Có nhiều nguyên nhân khiến tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp lớn hơn so với tồn kho theo hồ sơ hải quan, cụ thể:
Ở phía cơ quan Hải quan, khi phát hiện trường hợp chênh lệch thừa thì ngoài ấn định thuế, còn thực hiện lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nếu chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chênh lệch thừa thì cơ quan Hải quan vẫn ghi nhận ý kiến giải trình của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc đề xuất xử lý hoặc không xử lý vi phạm hành chính cho doanh nghiệp.
Một số nguyên nhân khiến tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp thấp hơn so với tồn kho theo hồ sơ hải quan là:
Ở phía cơ quan Hải quan, sau khi xác định được chênh lệch thiếu là do nguyên nhân trên đây thì có thể xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp dựa theo hành vi trốn thuế - gian lận thuế.
Sau đây là một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý để lập báo cáo quyết toán hải quan chính xác và hiệu quả:
Thực trạng chung hiện nay cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn trong việc tự làm báo cáo quyết toán và tra soát số liệu báo cáo quyết toán. Cụ thể:
Khi nhận ra tình trạng trên đây, nhiều doanh nghiệp còn lãng phí thêm thời gian và nguồn lực thực tế, để cố gắng tự giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đa phần đều không mang đến hiệu quả, ngược lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả báo cáo quyết toán vì rủi ro sai sót số liệu, cũng như kỹ năng giải trình chưa tốt.
Vì vậy, cách tốt hơn là doanh nghiệp nên lựa chọn và hợp tác với đơn vị hỗ trợ làm báo cáo quyết toán uy tín, điển hình như InterLOG để tra soát dữ liệu chính xác, ít xảy ra rủi ro.
Theo đó, InterLOG rà soát BCQT cẩn thận để đưa ra khuyến nghị cải thiện hệ thống quản lý nội bộ hiện tại và việc lập BCQT của doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời, InterLOG hỗ trợ tra soát tình hình tuân thủ hải quan kỹ càng, giúp phân tích tất cả vấn đề hải quan chính xác và đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời, nhất là trong bối cảnh quy định thường xuyên thay đổi như hiện nay.
Đặc biệt, để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, gia công và chế xuất nâng cao kiến thức, kỹ năng trong thực hiện báo cáo quyết toán, InterLOG còn phối hợp với Liên minh Hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam (Liên minh VISA) tổ chức khóa đào tạo báo cáo quyết toán (BCQT) tại nhiều tỉnh/thành như Đà Nẵng, Bình Dương, Hà Nam, Hưng Yên.
Đến với các buổi đào tạo, nhờ InterLOG có mối quan hệ tốt với Cục Hải Quan nên sẽ có đội ngũ chuyên gia giàu chuyên môn đến từ đây, giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc liên quan đến BCQT. Thêm vào đó, InterLOG còn tổ chức nhiều sự kiện khác nhau để hỗ trợ doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc tra soát số liệu báo cáo quyết toán, cũng như nắm rõ nhiều lưu ý quan trọng khi làm việc với cơ quan Hải quan sau này.
Một số chuỗi sự kiện InterLOG đã thực hiện bao gồm:
Qua thông tin trên đây, hy vọng doanh nghiệp đã nắm rõ các bước tra soát số liệu báo cáo quyết toán hải quan. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề này, cũng như cần được tư vấn giá, giải pháp lập báo cáo quyết toán chính xác và hiệu quả, hãy liên hệ với InterLOG TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ sớm nhất!