Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Xanh hóa năng lực của công nghiệp phụ trợ

Phát triển bền vững là yêu cầu của thời đại ngày nay, là sự phát triển toàn diện, lồng ghép quá trình sản xuất với yêu cầu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường sống, đáp ứng các nhu cầu mà không gây tổn hại thế hệ tương lai

Xanh hóa công nghiệp là gì?

“Xanh hóa Công nghiệp” là một phương pháp nhằm đạt được sự tăng trưởng trong kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Phát triển bền vững là yêu cầu của thời đại ngày nay, là sự phát triển toàn diện, lồng ghép quá trình sản xuất với yêu cầu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường sống, đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại, mà không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Nó bao gồm hoạch định chính sách, cải tiến quy trình sản xuất công nghiệp và năng suất tiết kiệm tài nguyên. Sáng kiến Công nghiệp Xanh của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã tạo ra nhận thức, bổ sung kiến thức và cải thiện năng lực của các doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp phụ trợ.

Cách mạng "Xanh hóa Công Nghiệp" trong dây chuyền sản xuất, nguồn: Sưu tầm

Xanh hóa Công nghiệp rất cần thiết trong thị trường hiện nay, các SI của Việt Nam phải dần chuyển đổi quy trình cũ sang sản xuất xanh bởi các nguyên do:

  • Sự nóng lên toàn cầu đang xảy ra nhanh hơn chúng ta nghĩ:

Trái Đất nóng lên gây ra rất nhiều tác động tiêu cực. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hiện tượng này xảy ra và được chia thành 2 nhóm chính: Nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo. Tuy nhiên, nguyên nhân nhân tạo chính là yếu tố chính làm cho sự nóng lên toàn cầu xảy ra nhanh hơn. Những tác động này được gây ra bởi con người chúng ta, nạn phá rừng, phát thải carbon từ các nhà máy, lượng phân bón dư thừa,… Các hoạt động sản xuất nhằm phát triển kinh tế, nhưng đồng thời lại đang phá hủy môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Con người chỉ quan tâm đến sự lớn mạnh của nền kinh tế nhưng không quan tâm đến “sức khỏe” của môi trường. Lượng phát thải khí CO2 từ các nhà máy sản xuất thải ra tầng khí quyển ngày càng lớn làm cho không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Môi trường sống bị tàn phá nặng nề làm cho hiện tượng Trái Đất nóng lên diễn ra ngày một nhanh hơn. nhiệt độ trung bình toàn cầu năm nay được dự báo tiếp tục tăng, từ 0,97 độ C đến 1,21 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

  • Xuất phát từ nhu cầu thị trường:

Nhu cầu từ khách hàng: Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng tìm hiểu và mua sắm những sản phẩm sạch, có nguồn gốc từ thiên nhiên, sử dụng những nguyên liệu tái chế không gây độc hại đến môi trường. Những sản phẩm này sẽ giúp cho người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng, an toàn cho sức khỏe của bản than và các thành viên trong gia đình. Với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, con người ngày càng quan tâm và chú trọng vào sức khỏe hơn, do đó người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra một số tiền nhiều hơn để có được sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn và than thiện với môi trường. Để đáp ứng được nhu cầu này của người dùng cuối, các doanh nghiệp sản xuất phải đề ra được những giải pháp xanh nhằm giảm thiểu tối đa lượng phát thải carbon ra môi trường, giảm tiêu thụ tài nguyên và duy trì sức khỏe lâu dài của xã hội.

Nhu cầu từ doanh nghiệp: Sản xuất xanh đang trở thành mô hình mà đa số các doanh nghiệp đang hướng tới nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và phù hợp với xu hướng thế giới. Sản xuất xanh sẽ là một mắt xích quan trọng, một tiêu chuẩn quốc tế giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng sức cạnh tranh, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Từng bước giảm thiểu lượng phát thải carbon, hóa chất được thải ra từ các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, doanh nghiệp phải tăng cường nghiên cứu các nguồn năng lượng sạch có thể thay thế được, áp dụng vào sản xuất công nghiệp như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học,… Bên cạnh đó, tiếp thu và học hỏi những công nghệ mới của các quốc gia khác để dần thay thế những máy móc lỗi thời, tiêu tốn nhiều nhiên liệu trong dây chuyền sản xuất.

  • Phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là con đường giúp doanh nghiệp củng cố vị thế và đứng vững trên thương trường. Các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, trong đó có Việt Nam, đang tích cực tham gia tiến trình hiện thực hóa 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đồng thời hướng đến nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Phát triển bền vững cũng được cụ thể hóa bởi các quy định, tiêu chí trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã kí kết. Vì vậy, chủ động đổi mới, gắn liền phát triển bền vững vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng thích nghi và đáp ứng các yêu cầu khắt khe đến từ các nhà mua hàng nước ngoài, từng bước hội nhập dòng chảy toàn cầu và tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế.

  • Hội nhập xu hướng thế giới:

Các doanh nghiệp lớn trên thế giới đã dần thay đổi quy trình sản xuất, áp dụng sản xuất xanh vào chuỗi cung ứng. Đây là xu hướng chung của các nước tiên tiến nói riêng và thế giới nói chung. Các doanh nghiệp toàn cầu đặt mục tiêu chung hướng đến sự phát triển bền vững, xanh trong sản xuất và xanh với môi trường, tăng trưởng kinh tế gắn liền với giữ gìn bầu khí quyển trong lành. Do đó, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài cuộc chơi này, thay đổi để phát triển, gia nhập vào thị trường quốc tế. Môi trường sống chính là ngôi nhà của con người, bảo vệ sức khỏe môi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình.

Công nghiệp phụ trợ xanh là gì?

Công nghiệp phụ trợ xanh là một thuật ngữ liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp có tác động tích cực đến môi trường và bền vững. Đây là một khái niệm mới nổi lên trong lĩnh vực công nghiệp, tập trung vào việc sử dụng tài nguyên và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Việc sử dụng công nghiệp phụ trợ xanh trong doanh nghiệp hiện nay mang lại nhiều lợi ích quan trọng.

Việc lắp đặt pin mặt trời giúp DN tiết kiệm năng lượng điện quốc gia và giảm tải chi phí điện trong tháng của DN, nguồn: Sưu tầm

Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng công nghiệp phụ trợ xanh?

  • Tăng sự cạnh tranh:

Sử dụng công nghiệp phụ trợ xanh giúp doanh nghiệp nâng cao sự cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Đối với các ngành công nghiệp như ô tô và điện tử, việc có một hệ thống công nghiệp phụ trợ mạnh mẽ sẽ đảm bảo việc cung cấp linh kiện, phụ tùng và các thành phần quan trọng khác một cách liên tục và nhanh chóng, đồng thời tăng tính chính xác và độ tin cậy trong quá trình sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng cao và giao hàng đúng hẹn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

  • Tiết kiệm chi phí và thời gian:

Sử dụng công nghiệp phụ trợ xanh có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất. Công nghiệp phụ trợ xanh thường được tổ chức theo quy trình sản xuất sạch, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiệu quả và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Điều này giúp giảm thiểu lãng phí, tăng hiệu suất sản xuất và giảm thời gian hoàn thành sản phẩm. Khi quy trình sản xuất được tối ưu, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí vận hành và tạo ra sản phẩm với giá cạnh tranh hơn.

Những doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất xanh và nền kinh tế tuần hoàn sẽ được Nhà nước hỗ trợ tìm thị trường tiêu thụ, hỗ trợ nguồn vốn bằng cách cho vay ưu đãi, nhằm mục đích tạo môi trường làm việc tốt hơn, xanh và sạch hơn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và cho toàn xã hội.

Một số giải pháp giúp xanh hóa năng lực nhà cung cấp Việt Nam

Công nghiệp phụ trợ xanh góp phần vào việc bảo vệ bầu khí quyển và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường thông qua các hoạt động như sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, tái chế và xử lý chất thải, phát triển công nghệ bền vững như công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ sản xuất năng lượng sạch và công nghệ xử lý môi trường. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường đối với vấn đề xanh hóa năng lực các nhà cung cấp Việt Nam ngày càng tăng và đóng vai trò rất quan trọng.

Nâng cao kỹ thuật tiên tiến trong nhà máy góp phần "Xanh hóa Công nghiệp", nguồn: Sưu tầm

Để có thể đáp ứng yêu cầu xanh hóa trong các lĩnh vực ngành nghề, chúng ta cần đạt được một số cam kết như:

  • Năng lượng xanh: Việt Nam đã cam kết chuyển đổi sang năng lượng xanh và giảm nhu cầu sử dụng năng lượng từ than đá vào năm 2040, với mục tiêu đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.
  • Điện gió ngoài khơi được xem là một nguồn năng lượng xanh thiết yếu để đạt được các mục tiêu chuyển đổi xanh của Việt Nam. Công suất tạo ra từ điện gió ngoài khơi cao hơn và mang lại hiệu quả năng lượng nhiều hơn. Ngoài ra, điện gió ngoài khơi có thể rẻ hơn và bền vững hơn nhiều so với các nguồn năng lượng khác.
  • Sản xuất xanh: Ngành Công Thương của Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm 5-8% mức tiêu hao nguyên nhiên liệu và 50-70% phát thải khí nhà kính của các ngành sản xuất trong giai đoạn 2021-2025. Cam kết này nhằm thúc đẩy mô hình sản xuất xanh và tiêu dùng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, các công ty sản xuất và cung cấp linh kiện ô tô đang phải đối mặt với áp lực xanh hóa sản xuất. Các nhà cung ứng không đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất bền vững có nguy cơ bị loại khỏi thị trường. Sự chuyển đổi xanh trong ngành dệt may sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm nhẹ sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các ảnh hưởng xấu của quá trình sản xuất đến môi trường.

Tăng cường tiêu dùng bền vững: Việc xanh hóa năng lực nhà cung cấp cũng liên quan đến việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Tiêu dùng xanh đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Xu hướng này đem lại nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp, đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, tiêu dùng xanh cũng đối mặt với những thách thức như giải quyết mối quan hệ giữa lợi nhuận và tăng trưởng xanh, cũng như chính sách hỗ trợ từ Nhà nước

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi