Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 5 đạt 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,79 tỷ USD, tăng 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,26 tỷ USD, tăng 5,5%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 26,81 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,31 tỷ USD, tăng 3,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,5 tỷ USD, tăng 7,8%. Như vậy, cán cân thương mại trong tháng 05/2023 tiếp tục nghiêng về xuất siêu với 2,24 tỷ USD.
Tuy nhiên, nền kinh tế suy giảm kéo dài trong 4 tháng đầu năm 2023 khiến cho sự tăng trưởng vượt bậc trong tháng 5 chưa thể giúp xuất nhập khẩu hồi phục. Cụ thể, tính trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,54 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11,6%; nhập khẩu giảm 17,9%. Việt Nam vẫn duy trì cán cân thương mại 5 tháng đầu năm nghiêng về xuất siêu với 9,8 tỷ USD.
Nhìn tổng thể các khu vực đối với xuất khẩu và nhập khẩu, khu vực kinh tế trong nước đều giảm mạnh hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, đối với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,95 tỷ USD (giảm 18,5%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,42 tỷ USD (giảm 17,5%). Bên cạnh đó, đối với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, khu vực kinh tế trong nước đạt 35,19 tỷ USD (giảm 13,2%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 100,98 tỷ USD (giảm 11,1%).
*Về xuất khẩu:
-Trong 5 tháng đầu năm 2023 có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD, chiếm 65,4%.
Mặt hàng |
Triệu USD |
Điện thoại và linh kiện |
21,173 |
Điện tử, máy tính và linh kiện |
20,328 |
Máy móc thiết bị, dụng cụ khác |
16,552 |
Dệt may |
12,320 |
Giày dép |
8,182 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
5,428 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
5,008 |
Một số mặt hàng có trị giá xuất khẩu trên 5 tỷ USD, nguồn: Sưu tầm
-Về cơ cấu nhóm hàng, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất với 88,3% (tương đương 120,24 tỷ USD), nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7,9% (tương đương 10,79 tỷ USD), nhóm hàng thủy sản chiếm 2,5% (tương đương 3,37 tỷ USD).
-Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 37,2 tỷ USD, đứng thứ 2 là thị trường Châu Âu với 12,6 tỷ USD, tiếp sau là thị trường Nhật Bản ước tính đạt 521 triệu USD.
*Về nhập khẩu:
-Từ đầu năm đến nay, có 24 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 3 mặt hàng nhập khẩu đạt trên 5 tỷ USD, chiếm 41,6%.
Mặt hàng |
Triệu USD |
Điện tử, máy tính và linh kiện |
31,694 |
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
15,767 |
Vải |
5,134 |
Một số mặt hàng có trị giá nhập khẩu trên 5 tỷ USD, nguồn: Sưu tầm
-Về cơ cấu nhóm hàng, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 118,31 tỷ USD, chiếm 93,6%. Trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 43,9%, nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu chiếm 49,7%, nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,4%.
-Về thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43,4 tỷ USD, tiếp theo sau là thị trường Hàn Quốc với 10,8 tỷ USD, đứng thứ 3 là thị trường ASEAN với 3,4 tỷ USD.
Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 5-2023 ước đạt 103,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 769,6 nghìn tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 5-2023 ước đạt 152 nghìn tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 653,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tuy trong tháng 5/2023 xuất nhập khẩu có bước tăng trưởng đáng kể nhưng cũng chưa thể làm cho nền kinh tế Việt Nam chuyển từ đỏ thành xanh. Nhưng đây chính là dấu hiệu đáng mừng cho thấy kinh tế nước nhà đang sống lại sau đại dịch Covid-19.
Tác giả: InterLOG tổng hợp và biên tập