Cách mạng tháng Tám - Tổng khởi nghĩa tháng Tám, là tên gọi chính thống tại Việt Nam dùng để chỉ việc phong trào Việt Minh tiến hành khởi nghĩa chống Đế quốc Nhật Bản, buộc Đế quốc Việt Nam bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương và buộc Bảo Đại phải thoái vị trong tháng 8 năm 1945.
Kết quả của cuộc Cách Mạng là 02/09/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời cũng chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại suốt 2.000 năm trong lịch sử Việt Nam. Sau đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử năm 1946 trên phạm vi cả nước.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần 1 thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế hơn 1000 năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật và bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền hoạt động công khai, khẳng định vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc.
Trước cuộc tổng khởi nghĩa CMT8 (Cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Minh chống lại quân đội Nhật Bản và thực dân Pháp trong thời gian Chiến tranh thế giới II), có một số sự kiện quan trọng đã xảy ra, bao gồm:
Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Nam Bộ, 1940): Cuộc khởi nghĩa này xảy ra tại các tỉnh miền Nam, chủ yếu là trong vùng Sóc Trăng và Cà Mau, do sự lãnh đạo của các nhóm du kích và các tư tưởng cách mạng. Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên của người Việt để chống lại sự thực dân hóa của người Pháp và thực hiện quyền tự chủ.
Khởi Nghĩa Bắc Sơn (1940): Cuộc khởi nghĩa này xảy ra tại Bắc Sơn, một vùng miền núi ở phía bắc của Việt Nam. Khởi nghĩa Bắc Sơn chủ yếu là cuộc khởi nghĩa dân tộc chống lại thực dân Pháp và đã lan rộng sang nhiều khu vực khác.
Khởi Nghĩa Ba Tơ (1940): Cuộc khởi nghĩa này xảy ra ở vùng Ba Tơ, nằm giữa Nam Kỳ và Trung Kỳ (ngày nay là khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Cuộc khởi nghĩa này là một phần của sự kháng chiến của người dân Việt Nam chống lại chế độ thực dân Pháp.
Những cuộc khởi nghĩa này đều là những sự kiện quan trọng trong quá trình tiền khởi nghĩa và chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa CMT8 vào năm 1945, khi người Việt Nam tiếp tục đấu tranh cho độc lập và tự do khỏi sự thống trị của các thực dân Nhật Bản và Pháp.
Ngày 26/08, trong bầu không khí trang trọng của những ngày kỷ niệm Khởi nghĩa Cách Mạng Tháng 8 và Quốc Khánh 2/9, InterLOG đã tổ chức một chuyến đi ý nghĩa về miền bắc Việt Nam để tìm hiểu lịch sử và những giá trị bền vững mà ông cha ta đã góp phần xây dựng nên một Việt Nam hùng cường, đất nước tự do và thịnh vượng.
Và điểm dừng chân trong hành trình này là viếng thăm ba di tích lịch sử lớn của thủ đô Hà Nội: Quảng trường CMT8, Bắc Bộ Phủ, vườn hoa Diên Hồng.
Quảng trường Cách mạng Tháng Tám - Quảng trường Nhà hát Lớn, là một quảng trường nằm ở trước mặt Nhà hát lớn Hà Nội, thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Quảng trường Cách mạng Tháng Tám có tên khác là Quảng trường 19-8 vì tại đây, ngày 19 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra một cuộc mít tinh lớn được Việt Minh biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám trên cả nước. Tên gọi 19-8 mới có từ năm 1994, thời Pháp thuộc gọi là Quảng trường Nhà hát Lớn.
Bắc Bộ Phủ, nằm tại số 12 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một ngôi nhà lịch sử với nhiều kiến trúc cổ kính. Đây là nơi quy tụ của những tinh hoa quân sự và chính trị trong quá trình Khởi nghĩa Cách mạng tháng 8.
Trong Cách mạng tháng Tám, ngày tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19 tháng 8 năm 1945), lực lượng Việt Minh cùng nhân dân Hà Nội đã tiến công và chiếm giữ tòa nhà này.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày Toàn quốc Kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ phủ.
Vườn hoa Diên Hồng (còn gọi là Vườn hoa Con Cóc), là một vườn hoa nằm tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Vào thời kỳ đầu xây dựng, vườn hoa Diên Hồng được đặt tên là vườn hoa Chavassieux. Đây là công trình được người Pháp xây dựng nhằm tưởng nhớ tới Léon Jean Laurent Chavassieux, một vị phó Toàn quyền Đông Dương.
Tới đầu thế kỷ 21, vườn hoa Diên Hồng đã trải qua một khoảng thời gian xuống cấp nghiêm trọng và được trùng tu. Đây cũng này là địa điểm được đánh giá đẹp nhất Hà Nội và còn được ghi nhận có đài phun nước cổ nhất ở Hà Nội, rất thuận lợi cho việc chụp ảnh cưới, đồng thời là nơi vui chơi giải trí, thể dục thể thao của người dân Hà Nội.
Qua chuyến viếng vừa rồi đã để lại trong lòng interLOG những ấn tượng sâu sắc về lịch sử và tinh thần của Việt Nam thời xưa. chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc tiền nhân, những người đã làm nên một Việt Nam độc lập và tự do, và chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ và phát huy những di sản quý báu này. Hãy cùng nhau gìn giữ và xây dựng một Việt Nam ngày càng phồn thịnh và mạnh mẽ!