Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực logistics

Inside InterLOG/Nghiên cứu

Trải qua hai năm 2020- 2021 đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN), và 2021 là năm đầu tiên mà công tác tuyển sinh, đào tạo trong GDNN chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Những biến động về mặt xã hội đã gây sự bất ổn về lực lượng lao động; khi dịch bệnh dần được khống chế hoạt động sản xuất kinh doanh mở cửa trở lại, đặt ra bài toán cấp bách về đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho doanh nghiệp và thị trường lao động. Đặc biệt là các cơ sở GDNN đang đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Logistics cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CHẤT từ số lượng đến chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.


Ông Nguyễn Duy Minh - Chủ tịch và Tổng Giám đốc InterLOG kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội VLA chủ trì tham luận "Nhu cầu nhân lực và một số yêu cầu đặt ra trong đào tạo và hợp tác"

Vừa qua, chương trình “Hội nghị Tuyển sinh, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực Logistics” được tổ chức vào ngày 10/6/2022 tại tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, Thành Phố Hố Chí Minh đã đánh giá về công tác tuyển sinh và đào tạo nhân lực Logistics, tình hình logistics Việt Nam, dự báo kỹ năng ngành logistics. Trong đó, nhu cầu về nguồn nhân lực logistics là một trong những nội dung được tập trung trao đổi và kiến nghị các giải pháp cũng như đảm bảo sự kết hợp giữa các doanh nghiệp trong hệ sinh thái “chuỗi cung ứng” (CCU) nhân sự logistics cùng nhà trường/viện và các cơ quan ban ngành.

Chương trình do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phối hợp với VCCI TP.HCM và Hiệp hội Logistics (VLA) tổ chức. Cũng tại sự kiện, Ông Nguyễn Duy Minh- Chủ tịch và Tổng Giám đốc InterLOG kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội VLA chủ trì tham luận "Nhu cầu nhân lực và một số yêu cầu đặt ra trong đào tạo và hợp tác". Theo đó đề ra những yêu cầu và giải pháp mới tăng cường hoàn thiện nguồn nhân lực logistics cho các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo báo cáo từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Việt Nam có hơn 30.000 doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực logistics và liên quan, riêng TPHCM chiếm tới 54%, trong đó có trên 4.000 công ty chuyên nghiệp có dịch vụ kết nối quốc tế. Từ nay đến năm 2030, các doanh nghiệp này cần hơn 200.000 nhân lực. Các vị trí việc làm này có mức lương dao động từ 7 triệu đồng đến 1.500 USD/tháng, tùy theo năng lực, kinh nghiệm mà mỗi vị trí sẽ nhận được mức lương tương xứng. Tuy nhiên, hiện công tác đào tạo tại Việt Nam chỉ mới có khả năng đáp ứng 10% nhu cầu nhân lực.


Ông Nguyễn Duy Minh (bìa phải) cùng các diễn giả lắng nghe, trao đổi ý kiến với các 
khán giả tại hội nghị

Được xác định là một trong 12 ngành nghề trọng điểm sẽ được đầu tư mạnh mẽ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế và đây chính là cơ hội để các trường nghề có thế mạnh trong đào tạo logistics nắm bắt. Vì vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tập trung toàn lực triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ công tác tuyển sinh; nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thiện chuẩn đầu ra, trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá; chuẩn hóa, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị; ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0; gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.


Quang cảnh toàn hội nghị

Ngoài ra, các thành viên liên quan cần có sự gắn kết trong đào tạo và hợp tác phát triển các nhóm kỹ năng cần thiết cho nhân lực logistics, đào tạo nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, nhất là cần tăng cường đào tạo nhân lực với sự kết hợp giữa Ba nhà (Nhà nước - Nhà trường/Viện - Nhà Doanh nghiệp).

Công ty InterLOG hân hạnh đồng hành tham dự cùng chương trình lần này không chỉ với vai trò là thành viên của VLA mà còn là đại diện các doanh nghiệp logistics mong muốn tìm hiểu thêm nhu cầu, thực trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp có thêm cơ sở nghiên cứu các giải pháp thiết thực, hỗ trợ và đóng góp vào sự phát triển chung của công tác về đào tạo nhân lực logistics Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp logistics và riêng InterLOG trong tương lai./.

InterLOG (Tổng hợp và biên tập)

 

 

 

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link