Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

[Đà Nẵng] Hội thảo “Chuyển đổi xanh – Xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp” đã thu hút đông đảo khách mời tham dự

Hội thảo “Chuyển đổi xanh – Xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp” đã đánh vào mục tiêu cao cả mà các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu đạt được - Hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nằm trong chuỗi hội thảo "Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp hướng tới net-zero vì mục tiêu phát triển bền vững" được bắt đầu tổ chức từ tháng 7/2023, hội thảo lần này với chủ đề “Chuyển đổi xanh – Xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp” đã được diễn ra tại thành phố Đà Nẵng thu hút đông đảo khách mời tham dự đến từ các tỉnh thành trên cả nước. Sự kiện này đã đánh vào điểm nhức nhối mà các doanh nghiệp đang phải đau đầu tìm giải pháp. Trước đó, tại hội nghị về BĐKH COP26, Việt Nam cùng 150 quốc gia trên thế giới đã có những cam kết mạnh mẽ đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đặc biệt, "Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon" (CBAM) khi có hiệu lực, được cảnh báo sẽ tác động nhiều tới doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.

Tại hội thảo, các diễn giả và các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bền vững đã cho thấy được bức tranh phát thải toàn cầu chuỗi cung ứng, từ đó cho thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, đại diện Cục Thống kê Đà Nẵng đã có những chia sẻ về thực trạng và tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, từ đó tìm ra các giải pháp để đáp ứng được các yêu cầu xanh hóa của thế giới.

Đại diện doanh nghiệp đang đặt câu hỏi cho các diễn giả

Bên cạnh đó, hội thảo còn mang đến cho các doanh nghiệp một số giải pháp chuyển đổi xanh trong công nghiệp như mô hình ESCO trong công nghiệp (Giới thiệu Dự án điện mặt trời 0 đồng và cung cấp chứng chỉ iREC cho nhà máy), Công nghệ quang điện thế hệ mới Ntype Topcon (Công nghệ sản xuất pin mặt trời với hiệu suất hấp thụ ánh sáng tốt hơn). Nhờ đó, các ban lãnh đạo có thể cân nhắc mô hình phù hợp với doanh nghiệp của mình để dần chuyển đổi, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Dự kiến đến năm 2025, cơ chế hỗ trợ thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải carbon thông qua sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được đưa vào thử nghiệm. Cơ chế này sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm phát thải carbon, hướng đến phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link