Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

[Nhớ ơn tiền nhân] Viếng lăng Cụ Phan Châu Trinh - Chí sĩ yêu nước của Việt Nam

Inside InterLOG/Văn hóa doanh nghiệp

Mới đây, đoàn InterLOG đến viếng thăm Lăng mộ Cụ Phan Châu Trinh tại số 09 Phan Thúc Duyện, Phường 4, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh, để được “chứng kiến” một lần nữa những tâm huyết, nỗ lực và ước vọng của Chí sĩ Phan Châu Trinh, và những giá trị lớn lao đối với phong trào yêu nước mà cách mạnh Duy Tân mang lại.


Đây chính là nguồn động lực tiếp sức cho tinh thần sẵn sàng thu nhận điều mới, thay đổi hành động và tư duy sáng tạo mà từng thành viên InterLOG luôn nỗ lực rèn luyện để hiện thực các giá trị cốt lõi của công ty, cũng như phần nào thể hiện lòng biết ơn công lao của Tiền nhân đi trước.

Phan Châu Trinh quê quán tại làng Tây Lộc, Xã Tam Lộc, Huyện Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam, xuất thân từ gia đình Nho giáo yêu nước. Năm 1900 đỗ Cử nhân, rồi đỗ Thám hoa cùng kì với Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Nguyễn Sinh Sắc, tức Nguyễn Tất Thành).

Năm 1904, Phan Chu Trinh từ quan rồi cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp bắt đầu cuộc vận động Duy Tân ở Quảng Nam với 3 mục tiêu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp, sau đó cùng Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền hình thành nhóm “Ngũ Long” (nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp). Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước trong sự chào đón nồng nhiệt của nhân dân Sài Gòn. Năm 1926, Phan Châu Trinh từ trần. Hơn 100.000 người/ 345.000 người dân Sài Gòn Chợ Lớn tham gia đưa tiễn tang lễ nhà yêu nước Phan Châu Trinh, đoàn người kéo dài hơn 2km.

Năm 1908 nhân dân Trung Kỳ đã đứng lên làm cuộc đấu tranh – Chống đi phu, đòi giảm sưu thuế do nạn sưu thuế của thực dân Pháp gây ảnh hưởng lớn đến nền cai trị của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp nên đã bị thẳng tay đàn áp. Phong trào Duy Tân và cuộc đấu tranh chống sưu thuế đều kết thúc vào cuối tháng 5 năm 1908.

Phan Châu Trinh với phong trào Duy Tân được xem là cuộc chấn hưng tri thức cho quần chúng nhân dân đầu thế kỉ XX, thúc đẩy nhiều trường học hoạt động sôi nổi theo xu hướng mới, tạo cơ sở cho phong trào yêu nước giành độc lập phát triển mạnh mẽ về sau.

Năm 2022, InterLOG chọn cụm chuyên đề về phong trào ra đi tìm đường cứu nước vào đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Chu Trinh, chí sĩ Phan Bội Châu và nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc làm cảm hứng cho giá trị cốt lõi  #Innovation (đổi mới, sáng tạo, giải pháp hiệu quả) mà doanh nghiệp hướng tới.

Ba phong trào tìm đường cứu nước tiêu biểu này không chỉ mang ý nghĩa quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc những năm đầu thế kỉ XX, mà còn là những cách tân thay đổi diện mạo lịch sử Việt Nam./.

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link