Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Bản tin ELOG NEWS Tuần 33/2022

Tổng hợp tin tức ngành Logistics tuần 33/2022

1. RCep: Tận dụng lợi thế và những lưu ý trong xây dựng bảng kê NPL
- Những kết quả tích cực trong 06 tháng đầu thực thi Hiệp định RCep
Sau 31 vòng đàm phán chính thức trong 8 năm, cuối cùng đã đạt được đồng thuận. Hiệp định RCEP được ký kết vào tháng 11/2020 và hiện đã có hiệu lực thực thi, tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới tính theo tổng sản phẩm quốc nội, chiếm 30% dân số thế giới và chiếm 25% thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu.

- Kết quả tích cực với xuất nhập khẩu
Từ góc độ thương mại hàng hóa, RCEP được ví như xa lộ mới tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu với 14 nước đối tác trong khu vực Đông Á và châu Đại Dương. Không phụ sự kỳ vọng, chỉ trong vòng 6 tháng thực thi, RCEP đã đem lại nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận.
- Về xuất khẩu
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên RCEP đạt 70,4 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, 3 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đặc biệt, bất chấp những biến động khó lường đang làm chao đảo nền kinh tế thế giới, xuất khẩu của Việt Nam sang phần lớn các nước thành viên RCEP đều tăng trưởng dương, trong đó một số thị trường có mức tăng trưởng ấn tượng như Australia, các nước ASEAN so với năm 2021.

Lý do chính góp phần gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khu vực, nhất là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand... đó là lợi thế quy mô thị trườnglợi thế về hài hòa quy tắc xuất xứ - một điều kiện quan trọng để hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định. Cụ thể, với quy tắc xuất xứ nội khối chung với cả 15 nước thành viên của RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước RCEP sẽ có thể đáp ứng điều kiện xuất xứ một cách dễ dàng, qua đó có thể hưởng ưu đãi thuế quan tốt hơn nhiều so với các FTA trước đây.

- Về nhập khẩu
Trong RCEP, Việt Nam có lợi thế xuất khẩu vào các nước đối tác thì ngược lại thị trường nội địa cũng phải mở theo cách tương tự. Thực tế, nhập khẩu của Việt Nam từ các nước đối tác thành viên RCEP trong 6 tháng đầu năm 2022 cũng có tăng trưởng mạnh.

Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội để tiếp cận nguồn cung nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị từ các nước RCEP với giá thành tốt hơn, cạnh tranh hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong dài hạn.

(Nhập khẩu hàng hóa từ khu vực RCEP chiếm 73% tổng kim ngạch nhập khẩu)

- Tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài

Bằng việc hài hòa tiêu chuẩn của khu vực thông qua các cam kết về mở cửa dịch vụ và đầu tư, mua sắm công, các quy tắc chung về sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh..., RCEP đã mở ra thêm nhiều cơ hội về thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư đăng ký cấp mới của  các  nước thành viên RCEP tại Việt Nam đạt 2,56 tỷ USD, chiếm hơn phân nửa (52%) tổng vốn đăng ký mới của cả nước. Trong đó, nguồn vốn FDI chủ yếu đến từ 4 nước thành viên RCEP, bao gồm Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chiếm đến 99,6% tổng vốn đầu tư của khu vực./.

Tác giả: InterLOG Tổng hợp và Biên tập
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi