Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa và quãng đường. Tham khảo cước phí vận tải đường bộ mới nhất.

Bên cạnh lộ trình, thời gian, khối lượng,... giá cước cũng là yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn vận tải đường bộ. Trong bài viết sau, hãy cùng InterLOG tìm hiểu cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ để có sự lựa chọn phù hợp nhất. 

1. Vì sao nên lựa chọn phương thức vận tải hàng hóa bằng đường bộ?

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi:

1.1. Thời gian linh hoạt

Thời gian vận chuyển bằng đường hàng không và đường thủy phụ thuộc vào hành trình của máy bay hoặc tàu, tuy nhiên vận chuyển bằng đường bộ không bị ảnh hưởng bởi yếu tố này. Tùy vào sự thỏa thuận của bên cung cấp hàng hóa và bên nhận, bạn có thể linh hoạt thuê các phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa bất cứ lúc nào.

1.2. Lộ trình đa dạng

Hệ thống giao thông đường bộ tại Việt Nam ngày càng được nâng cấp, giúp lộ trình di chuyển của các phương tiện giao thông đường bộ trở nên đa dạng. Vì thế tùy theo nhu cầu và kế hoạch vận chuyển, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn lộ trình phù hợp nhất. 

cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Tùy theo kế hoạch mà bạn có thể lựa chọn lộ trình vận chuyển đường bộ phù hợp.

1.3. Đảm bảo an toàn hàng hóa

Khi lựa chọn vận chuyển bằng đường bộ, bạn có thể chia hàng hóa thành các nhóm khác nhau theo đặc điểm như: hải sản, trái cây, hàng xuất nhập khẩu,... và vận chuyển bằng các loại xe chuyên dụng khác nhau. Điều này sẽ giúp bảo vệ hàng hóa được an toàn và nguyên vẹn trong suốt quá trình vận chuyển. 

1.4. Đáp ứng khối lượng vận chuyển lớn

Khối lượng vận chuyển của đường bộ vô cùng đa dạng: từ vài trăm kg đến vài chục tấn. Doanh nghiệp có thể lựa chọn ghép hàng để tiết kiệm chi phí hoặc thuê xe nguyên tuyến tùy thuộc vào nhu cầu.

2. Quy định chung về cách tính giá cước vận tải đường bộ

Cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được tính chủ yếu dựa trên 2 tiêu chí: Khối lượng hàng hóa và quãng đường vận chuyển. Sau đây là một số quy định chung về cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ dựa trên 2 tiêu chí trên mà doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Trọng lượng hàng hóa tính cước (trọng lượng bao gồm toàn bộ bao bì) được tính theo đơn vị tấn (T).
  • Khoảng cách được dùng để tính cước (khoảng cách vận chuyển thực tế) tính theo đơn vị kilomet (km).
  • Khoảng cách áp dụng tính cước tối thiểu: 1km.

Bên cạnh đó:

  • Đối với hàng hóa có khối lượng nhẹ thì cách tính cước vận chuyển dựa vào khối lượng thực tế của hàng.
  • Đối với hàng hóa cồng kềnh thì cước vận chuyển được tính theo công thức quy đổi.

3. Hướng dẫn cách tính cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ 

Tùy vào đặc điểm, tính chất của từng loại hàng hóa mà cách tính giá cước cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

3.1. Cách tính cước phí vận tải đường bộ đối với hàng hóa nhẹ

Với những hàng hóa có khối lượng dưới 3kg, hoặc hàng hóa phổ thông (văn phòng phẩm, quần áo, hóa mỹ phẩm,...), giá cước sẽ được tính dựa vào trọng lượng thực tế. Công thức tính cước vận chuyển đường bộ đối với hàng hóa nhẹ cân như sau:

Cước vận chuyển = Trọng lượng thực x Đơn giá

 

3.2. Cách tính cước vận chuyển đường bộ đối với hàng hóa cồng kềnh

Hàng cồng kềnh là hàng hóa có khối lượng không quá nặng, nhưng kích thước lớn như đồ nội thất, các loại túi dạng hộp, các sản phẩm thủ công được làm từ mây, tre, đan,...

Giá cước của mặt hàng này sẽ được so sánh giữa trọng lượng thực tế và trọng lượng quy đổi. Kết quả nào lớn hơn sẽ được làm căn cứ để tính giá cước. 

Công thức tính giá cước vận chuyển đối với hàng cồng kềnh như sau:

Số (Kg) = (Dài x Rộng x Cao)/5000

 

cách tính giá cước vận tải đường bộ
Cách tính giá cước vận tải đường bộ phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của loại hàng hóa vận chuyển.

3.3. Cách tính cước vận chuyển đối với hàng siêu trường siêu trọng

Hàng siêu trường siêu trọng bao gồm những loại hàng hóa không thể tháo rời được và có những đặc điểm như: 

  • Chiều rộng lớn hơn 2.5 mét và chiều dài lớn hơn 20 mét.
  • Chiều cao (tính từ mặt đường bộ trở lên) lớn hơn 4,2 mét (trừ container).
  • Trọng lượng từ 32 tấn trở lên. 

Cách quy đổi và tính cước đối với hàng siêu trường, siêu trọng như sau:

  • Hàng hóa có thể tích <= 1,5 m3: Trọng lượng tính cước là trọng lượng thực tế chuyên chở kể cả bao bì.
  • Hàng hóa có thể tích từ >=1,5 m3: Trọng lượng tính cước là trọng lượng tính đổi: cứ 1,5 m3 thành 1 tấn.

Trong đó:

  • Nếu trọng lượng hàng hóa < 0,5 tấn bỏ qua, >=0,5 tấn được tính là 1 tấn.
  • Nếu khoảng cách vận chuyển < 0,5 km bỏ qua, >= 0,5km được tính là 1km.

3.4. Cách tính cước phí vận tải đường bộ đối với hàng hóa thiếu tải

Nếu trọng lượng đơn hàng ít hơn khả năng vận chuyển của phương tiện thì cách tính cước phí sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể:

  • Đơn hàng có khối lượng <50% trọng tải thực tế của phương tiện: Khối lượng tính cước là 80% tải trọng thực tế của xe đã đăng ký.
  • Đơn hàng có khối lượng từ 50%  - 90% trọng tải thực tế của phương tiện: Khối lượng tính cước là 90% tải trọng thực tế của xe đã đăng ký. 
  • Đơn hàng có khối lượng hàng xếp được chiếm >90% trọng tải thực tế của phương tiện: Khối lượng tính cước là 100% tải trọng thực tế của xe đã đăng ký. 

4. Yếu tố ảnh hưởng cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ hiện nay 

Mặc dù đã có cách tính cước phí vận chuyển nhưng chi phí thực tế có thể thay đổi tùy vào một số yếu tố ảnh hưởng như sau:

  • Số lượng hàng hóa vận chuyển: Đây là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa. Cụ thể, số lượng hàng hóa càng nhiều, tổng trọng lượng vận chuyển càng lớn thì chi phí vận chuyển hàng hóa càng cao.
  • Khoảng cách vận chuyển: Khoảng cách vận chuyển càng xa, lượng nhiên liệu sử dụng càng nhiều và rủi ro cho đơn vị vận chuyển càng lớn. Chính vì thế, khoảng cách là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cước phí.
  • Loại hàng hóa vận chuyển: Những loại hàng hóa dễ vận chuyển như hàng tiêu dùng phổ thông (bánh kẹo, quần áo, nước ngọt,....) thường có cước phí thấp hơn. Ngược lại, những loại hàng hóa dễ vỡ, có giá trị cao, cần bảo quản phức tạp,... sẽ có giá cao hơn. 

Doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với đơn vị vận chuyển để được tư vấn giá chi tiết. 

5. InterLOG - Đơn vị Logistics chuyên vận tải hàng hóa đường bộ uy tín hiện nay 

Với gần 20 năm kinh nghiệm, liên kết chặt chẽ với nhiều đối tác vận tải lớn trong và ngoài nước, InterLOG một trong những đơn vị Logistics chuyên vận chuyển hàng hóa đường bộ uy tín hiện nay. 

Lợi thế của InterLOG trong dịch vụ vận tải đường bộ:

  • InterLOG cho phép khách hàng vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn với chi phí thấp hơn, nhờ lợi thế là thành viên của WR1 - một trong những liên minh vận tải ứng dụng công nghệ tiên tiến tại Việt Nam.
  • InterLOG cung cấp nhiều phương thức vận chuyển khác nhau để quý khách có nhiều lựa chọn: giao hàng tận nhà, giao đến kho bãi.
  • InterLOG đảm nhận toàn bộ quy trình vận chuyển một cách đáng tin cậy và hiệu quả, để hàng hóa được giao đến quý khách an toàn và đúng thời gian.
  • Nhờ hệ thống phương tiện vận tải đa dạng, InterLOG có thể vận chuyển các chuyến hàng đường bộ gần như hàng ngày đến mọi miền của đất nước.
cước phí vận tải đường bộ
InterLOG mang đến cho khách hàng cước phí vận tải đường bộ ưu đãi cùng nhiều lợi ích hấp dẫn.

Trên đây là chi tiết cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Để được tư vấn chi tiết về cước vận chuyển của phương thức vận chuyển này, quý khách LIÊN HỆ với InterLOG ngay hôm nay.

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi
Tin tức liên quan