Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (Logistics Competitiveness Index - LCI) Việt Nam 2022 chính thức được khởi động

Blog/Tin trong nước/Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI) Việt Nam 2022


Lễ ký kết MOU giữa VLA và DI

Vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức “Lễ khởi động dự án chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI) Việt Nam 2022”.

LCI là dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh Việt Nam (tên tiếng Anh là Logistics Competitiveness Index - LCI) được khởi động từ năm 2019, đến nay đã thu hút được rất nhiều các tổ chức, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp quan tâm, tham gia thực hiện hay tài trợ cho dự án. 

Dự án sẽ đưa ra các chỉ số đo lường giúp đánh giá tốc độ phát triển, chất lượng, cơ sở hạ tầng, chính sách của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Đặc biệt, dự án sẽ đem đến một bức tranh chung về ngành kinh doanh dịch vụ Logistics tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam; chỉ số LCI sẽ là công cụ phản biện chính sách hữu hiệu giúp các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương hoạch định chính sách phát triển, quy hoạch logistics phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế của từng địa phương…


Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh là chỉ số đo lường và đánh giá tốc độ phát triển, chất lượng, cơ sở hạ tầng, chính sách của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam về ngành kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam.

Ngoài ra, LCI hướng đến việc nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh logistics của các vùng kinh tế nhằm thực hiện NQ120/NĐ-CP ngày 17/11/2017: Phát huy tinh thần Nghị Quyết 120 về Phát triển bền vững Vùng Kinh tế và Quy hoạch tích hợp Vùng ĐBSCL lan tỏa đến các vùng kinh tế khác.

Các kết quả của LCI cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Khi dự án hoàn thành sẽ thực hiện được Nhiệm vụ 36 về hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics và Nhiệm vụ 60 về Xếp hạng, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics và doanh nghiệp dịch vụ logistics trong Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 mà Chính phủ giao cho Hiệp hội VLA.

Đặc biệt, theo đánh giá từ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Ngọc Trân, Cố vấn Dự án LCI đánh giá, đây là dự án quan trọng: Đúng nhu cầu, đúng lúc, đúng đối tượng và lựa chọn đúng những đối tác để nghiên cứu dự án. Đồng thời tin tưởng dự án sẽ đạt được những kết quả tốt.

Dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh (LCI) là sáng kiến của Hiệp hội VLA. Dự án có sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) và Dream Incubator (DI).


Trung tâm logistics Cái Mép nằm trên bờ trái của Sông Thị Vải, thuộc địa phận phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó, cho thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics nhằm gia tăng giá trị hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu rát cần thiết trong bối cảnh hậu COVID-19...


Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Thực tế đó, cho thấy các thủ tục của các cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc kiểm soát hàng quá cảnh qua các cửa khẩu, tạo thuận lợi cho các hãng tàu, khách hàng… Hiện dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, hoạt động logistics phải có sự chuẩn bị, phương án dự phòng về phương tiện và nhân lực; nhất là về chi phí phát sinh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo thống kê từ VLA, có khoảng 90% các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang hoạt động, và chỉ chiếm khoảng 30% thị phần; 70% còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chỉ có quy mô nhỏ và vừa, “nội lực” hạn chế cả về vốn và nhân lực; cả về kinh nghiệm hoạt động quốc tế; rời rạc trong sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu…khiến cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế.

Vì vậy, LCI chính là dự án có những đóng góp ý nghĩa cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics tại các tỉnh, vùng của Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng./.

Nguồn: TC Diễn đàn Doanh nghiệp

Tác giả: InterLOG tổng hợp và biên tập
Chia sẻ
Đã copy link