Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Năng lượng – Tác nhân chính gây nên khí nhà kính tại Việt Nam

Năng lượng có độ đa dạng cao trong phân loại và được sử dụng trong mọi ngành nghề, dẫn đến chúng có độ phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, chiếm tới 73.2% phát thải toàn cầu năm 2016 theo Viện Tài nguyên thế giới, tương đương 36.45 tỷ tấn CO2e.

Với các doanh nghiệp đã có những nghiên cứu và hành động hướng tới chuyển đổi xanh, yếu tố phát thải khí nhà kính do năng lượng không còn xa lạ đối với họ. Dù công ty đang từng bước tích hợp mô hình ESG (môi trường – xã hội – quản trị) hay đang giảm phát thải nhằm hướng tới trung hòa carbon, trụ cột năng lượng góp phần quan trọng chiếm tới 70% sự thành công trong hành trình này của doanh nghiệp. Năng lượng cung cấp sức mạnh và sự phát triển không thể thiếu cho nền kinh tế 4.0 trên toàn cầu, nhưng nó cũng là căn nguyên của mối đe dọa lớn nhất cho biến đổi khí hậu. Năng lượng là một yếu tố có độ bao phủ lớn, ngoài những năng lượng phổ biến như điện, nhiệt và hóa chất, nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá hay năng lượng tự nhiên như củi gỗ và hơi nước cũng nằm trong phạm vi của năng lượng.

Tỉ trọng phát thải khí nhà kính toàn cầu 2016, nguồn: Viện tài nguyên thế giới (WRI)

Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính từ yếu tố năng lượng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất, theo Bộ Tài nguyên và môi trường, năng lượng phát thải chiếm 65% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia năm 2016, khoảng 205 triệu tấn CO2 tương đương (CO2e). Trong phân bổ phát thải hạng mục năng lượng ở Việt Nam, phải kể đến năng lượng dùng trong công nghiệp sản xuất và xây dựng 18.6% và dùng trong giao thông vận tải 17.4% có liên quan mật thiết đến doanh nghiệp.

Báo cáo phát thải quốc gia 2026, nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường

Nhận thức được tình hình thực tiễn của đất nước, tại Hội nghị Công ước khung về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) lớn nhất lịch sử vừa diễn ra đầu tháng 12/2023 tại UAE, thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ lộ trình hành động mạnh mẽ để triển khai cam kết của Việt Nam, khẳng định uy tín, hình ảnh của một quốc gia “nói là làm”. Trong khuôn khổ sự kiện, những nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường ngoại giao đã được đền đáp với nguồn lực ban đầu 15.5 tỷ USD từ nhóm các quốc gia đối tác quốc tế. Kế hoạch huy động nguồn vốn để thực hiện Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) tại COP28 của Việt Nam mở ra cơ hội phát triển năng lượng tái tạo, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng “xanh”. Với tư cách là đất nước thứ 3 trên thế giới triển khai JETP (sau Nam Phi và Indonesia), Việt Nam hiện đang dẫn đầu xu hướng chuyển đổi xanh tại khu vực Đông Nam Á và là tấm gương cho các nước đang phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại COP28, nguồn: Vietnamnet

Hiểu rõ xu thế của đất nước và các nguồn phát thải quan trọng là nền tảng cho hành trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp. Nếu không có dữ liệu sử dụng năng lượng, việc lập chiến lược phát triển bền vững ESG của doanh nghiệp sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Năng lượng liên quan mật thiết đến hầu hết phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp, theo Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững (The World Business Council for Sustainable Development) đã khảo sát hơn 200 thành viên của họ vào năm 2015, kết quả cho thấy năng lượng chịu trách nhiệm đến 75% tổng phát thải phạm vi 1 và 2. Nó cũng là mạch máu của hoạt động doanh nghiệp, việc chuyển dịch nó dường như nhiều khó khăn nhưng hứa hẹn nhiều cơ hội để phát triển bền vững, đạt đến trung hòa carbon và giảm chi phí hoạt động.

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi
Tin tức liên quan