Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Phí Ocean Freight là gì? Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng

Bạn cần tìm hiểu về các chi phí vận tải biển, định nghĩa ocean freight là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây về chi phí O/F cùng InterLOG.

Bạn đang tìm hiểu về các chi phí vận tải biển và muốn hiểu rõ hơn về "Ocean Freight" (O/F) là gì? Hãy đọc bài viết này để có cái nhìn tổng quan về chi phí O/F và tại sao nó quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

1. Ocean Freight là gì?

O/F là viết tắt của Ocean Freight, một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực logistics và vận tải biển. Trong định nghĩa tiếng Anh, nó đơn giản chỉ vận tải đường biển, tuy nhiên Ocean Freight surcharges là để chỉ phụ phí đường biển.

Vậy nên thường Ocean Freight đề cập đến các chi phí cơ bản liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ một điểm đến điểm khác.

Phụ phí cước biển (O/F) trong vận tải đường biển không cố định và có thể thay đổi tùy theo chính sách của hãng tàu. Khi có sự điều chỉnh về phụ phí cước biển, hãng tàu sẽ thông báo cho người gửi hàng trước khi áp dụng chính thức. Vì vậy, người gửi hàng cần nắm được thông tin về phụ phí O/F phục vụ việc tính toán chính xác toàn bộ chi phí.

Ngoài phụ phí cước biển, người gửi hàng cũng cần nắm được thông tin về các khoản phụ phí khác nhau áp dụng trên các tuyến đường biển và mặt hàng khác nhau. Việc tìm hiểu kỹ các khoản phụ phí khác này là vô cùng cần thiết để chuẩn bị chi phí và tránh những khó khăn không đáng có.

chi phí O/F là gì

Định nghĩa Ocean freight (O/F) có thể là vận tải đường biển hoặc chi phí cước biển

2. Ai là người trả phí Ocean Freight?

Người chịu trách nhiệm thanh toán cước vận tải đường biển phụ thuộc vào điều kiện giao hàng mà người mua và người bán đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

Nếu điều kiện giao hàng là DAT, CFR hoặc CIF thì người bán sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cước vận tải đường biển. Những điều kiện giao hàng mà người bán có trách nhiệm giao hàng đến cảng đích (loại D) hoặc chịu trách nhiệm trả phí (loại C).

Nếu điều kiện giao hàng là FCA, FOB hoặc EXW thì người mua sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cước vận tải đường biển. Những điều kiện giao hàng này có nghĩa là người bán có trách nhiệm giao hàng cho hãng tàu (loại E và F).

Ocean freight là gì

Người chi trả cước Ocean Freight (O/F) thay đổi theo Incoterm và thỏa thuận đôi bên

3. Cách tính cước O/F

Cước O/F thường được tính dựa trên:

  • Tuyến thương mại: Các tuyến đường cụ thể có thể có mức giá khác nhau.
  • Khoảng cách di chuyển: Khoảng cách từ điểm gốc đến điểm đích ảnh hưởng đến giá cước.
  • Trọng lượng/thể tích hàng hóa: Một số hãng tàu tính cước theo trọng lượng (kilogram) hoặc thể tích khối (cubic meter - CBM).
  • Loại hàng hóa: Hàng hóa có tính chất khác nhau (hàng khô, hàng lạnh, hàng nguy hiểm) có thể có giá cước khác nhau.
  • Kích thước container: Container 20ft, 40ft, 45ft có giá cước khác nhau.

Thông thường đối với hàng hóa cỡ lớn công thức tính như sau

O/F = (Dài x rộng x cao) x Số lượng

4. Khoảng chi phí ocean freight thông thường

Chi phí O/F có thể thay đổi tùy thuộc vào tuyến đường. Ví dụ, chi phí cho một tuyến Trung Quốc đến Hoa Kỳ (bờ Tây) là khoảng $1497/ 1 container 20’ so với một tuyến Trung Quốc đến Bắc Châu Âu là $910/ 1 container 20’. Bạn có thể so sánh giá cước tương đối cho các điểm khởi hành và điểm đích khác nhau để biết chi phí cụ thể.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cước O/F

  • Cân bằng cung cầu: Giá cước có thể thay đổi theo tình hình cung cầu trên các tuyến đường cụ thể.
  • Giá nhiên liệu: Biến động giá nhiên liệu có thể ảnh hưởng đến chi phí của hãng tàu và giá cước.
  • Tỷ giá ngoại tệ: Biến động tỷ giá ngoại tệ có thể làm thay đổi giá cước.
  • Biến động nhu cầu theo mùa: Một số tuyến đường có nhu cầu vận chuyển tăng cao trong mùa cụ thể, làm tăng giá cước.

phí ocean freight

Chi phí O/F cost được quyết định bởi hãng tàu dựa vào các yếu tố trên

6. Chi phí ocean freight so với chi phí vận tải biển tổng thể

Ngoài cước O/F cơ bản, còn có các chi phí khác như phí cảng, phí thủ tục hải quan, và thuế. Điều này cần được xem xét khi tính toán tổng chi phí vận tải biển.

  • Phụ phí biến động giá nhiên liệu (BAF): Được thu để bù đắp chi phí nhiên liệu cho tàu chở hàng.
  • Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ (CAF): Được thu để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.
  • Phụ phí mất cân đối vỏ container (CIC): Được thu để bù đắp chi phí phát sinh do việc vận chuyển lượng lớn container rỗng từ nơi thừa container đến nơi thiếu container.
  • Phụ phí thay đổi nơi đến (COD): Được thu khi chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích.
  • Phụ phí giao hàng tại cảng đến (DDC): Được thu để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container vào trong cảng và phí ra vào cổng cảng.
  • Phụ phí qua kênh đào Panama (PCS): Được thu với những lô hàng phải vận chuyển qua kênh đào Panama.
  • Phụ phí kẹt cảng (PCS): Được thu khi cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng gặp phải tình trạng ùn tắc.
  • Phụ phí mùa cao điểm (PSS): Được thu trong thời gian cao điểm của hoạt động vận chuyển.
  • Phụ phí qua kênh đào Suez (SCS): Được thu với những lô hàng phải vận chuyển qua kênh đào Suez.
  • Phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC): Được thu để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng.

phí ocean freight là gì

Các chi phí khác có thể nâng tổng chi phí lên rất cao, cần được chủ hàng nắm rõ

7. Lợi ích về O/F khi sử dụng dịch vụ của forwarder

Sử dụng dịch vụ của một freight forwarder có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn khi họ có khả năng đặt cước vận chuyển biển với các hãng tàu và nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất. InterLOG, với mối quan hệ tốt với nhiều hãng tàu lớn và nhỏ, có thể cung cấp cho bạn giá cước O/F tốt nhất và các dịch vụ logistics chất lượng.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Ocean Freight và cách tính giá cước. Đối với thông tin chi tiết và tư vấn về dịch vụ vận tải biển, hãy liên hệ với chúng tôi tại InterLOG.

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi
Tin tức liên quan