Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và 6 điều cần biết

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Air Cargo) sử dụng máy bay chuyên dụng hoặc chở trong khoang bụng máy bay, phù hợp mặt hàng giá trị cao, cần giao gấp.

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là phương thức vận chuyển được các doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, việc vận chuyển hàng không chỉ gói gọn trong nội địa mà còn xuất nhập khẩu từ Việt Nam đi quốc tế và ngược lại. Vậy vận tải hàng hóa hàng không là gì? Những mặt hàng nào phù hợp và quy trình thực hiện ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về phương thức này nhé!

1. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường hàng không là gì?

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Air Cargo) là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay chuyên dụng (Cargo Aircraft, hay Freighter), hoặc chở trong khoang bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane).

Mặc dù trọng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chiếm chưa đến 1%, nhưng lại chiếm tới khoảng 35% giá trị thương mại thế giới. Điều này minh chứng tầm quan trọng và khả năng sinh lời của hàng hóa hàng không có thể phát triển mạnh trong thời gian tới.

Theo dự báo về lưu lượng hàng hóa đến, đi trong khu vực Đông Á thì đây vẫn tiếp tục là thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới; và Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng có tốc độ vận chuyển hàng hóa hàng không phát triển nhanh nhất trên tuyến xuyên Thái Bình Dương. Vì thế, các doanh nghiệp nên chú trọng thúc đẩy vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng và tăng cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế.

vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không
Với phương thức vận tải hàng hóa hàng không, các hàng hóa được đóng gói cẩn thận và cho lên máy bay chuyên dụng hoặc chở trong khoang bụng của máy bay hành khách.

2. Ưu, nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa đường hàng không là hình thức vận chuyển đặc thù nên có những ưu, nhược điểm như sau:

2.1. Ưu điểm

Thời gian vận chuyển nhanh chóng: Máy bay được xem là phương tiện vận tải có tốc độ cao nhất hiện nay. Trung bình, tốc độ di chuyển của máy bay chở hàng hoặc chở khách chỉ chiếm khoảng 800 - 1000km/h. Chưa kể, việc vận chuyển trên không bằng máy bay cũng không bị cản trở về mặt địa hình nên có thể đến tay người nhận nhanh chóng.

Hàng hóa đảm bảo tính an toàn cao: Việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không có thể giảm được tình trạng hàng hóa bị hư hỏng do va chạm. Bên cạnh đó còn giúp giảm thiểu tổn thất phát sinh do đổ vỡ, thất lạc hàng hay mất cắp.

Phí bảo hiểm thấp: Từ những điểm mạnh về tính an toàn cho hàng hóa, có thể nói việc vận chuyển hàng bằng đường hàng không khá ít rủi ro. Vì thế, mức phí bảo hiểm hàng sẽ thấp hơn so với việc vận chuyển bằng các phương thức khác.

Tiết kiệm chi phí lưu kho: Các hàng hóa vận chuyển hàng không thường có khối lượng nhỏ, gọn nhẹ, cần vận chuyển nhanh nên không chiếm quá nhiều diện tích lẫn thời gian lưu kho. Nhờ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí lưu kho.

2.2. Nhược điểm

Chi phí vận chuyển lớn: Thời gian vận chuyển hàng không nhanh hơn so với phương thức vận tải đường biển hay đường bộ, đồng thời quy trình cần đảm bảo chặt chẽ và an toàn tối đa. Vì thế, giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không khá cao.

Khối lượng vận chuyển bị giới hạn: Nhằm đảm bảo kiện hàng được vận chuyển an toàn, thuận tiện, kích thước hàng hóa vận tải hàng không sẽ bị giới hạn, nếu vượt quá tải trọng cho phép của máy bay.

Thủ tục phức tạp: Để giữ an ninh và an toàn cho chuyến bay, hình thức vận tải hàng không thường có khá nhiều quy định và thủ tục phức tạp. Vì thế, tốt nhất các doanh nghiệp nên tìm đến các công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường hàng không để được hỗ trợ thủ tục nhanh nhất.

Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Một số trường hợp điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa giông,... có thể khiến máy bay bị delay, hủy chuyến. Lúc này, hàng hóa có thể bị lưu kho và người nhận phải chờ một khoảng thời gian nhất định.

vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Yếu tố thời tiết có thể làm ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không.

3. Các loại hàng hóa được phép và không được phép vận chuyển bằng đường hàng không

Để sử dụng dịch vụ vận tải hàng không tối ưu, Quý khách cần biết đâu là mặt hàng được phép và không được phép vận chuyển. Cụ thể:

3.1. Các loại hàng hóa được phép vận chuyển bằng đường hàng không

Dưới đây là các loại hàng hóa thường vận chuyển bằng đường hàng không:

  • Hàng hóa tổng hợp (General Cargo): Đây là các mặt hàng có thuộc tính không gặp vấn đề về kích thước, nội dung, bao bì,... Song, để đảm bảo tính an toàn trước khi đưa lên khoang vận chuyển, các loại hàng hóa này cũng cần trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về kích thước, thể tích có phù hợp hay không.
  • Hàng hóa đặc biệt (Special Cargo): Bao gồm các loại hàng như động vật sống, hàng có giá trị cao, hài cốt, hàng hóa dễ hỏng, hàng hóa có mùi, hàng hóa ẩm ướt, hàng hóa ngoại giao, hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa có khối lượng lớn. Việc vận chuyển các mặt hàng này có đặc thù riêng, nên yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ phải có những kỹ thuật xử lý đặc biệt từ khâu lưu trữ đến khâu vận tải.

3.2. Các loại hàng hóa không được phép vận chuyển bằng đường hàng không

Một số loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không gồm có:

  • Các chất ma túy, chất kích thích thần kinh, vũ khí đạn được, các trang thiết bị kỹ thuật quân sự, các loại vũ khí thô sơ như dao, kiếm, giáo, mác,...
  • Văn hóa phẩm đồi trụy, phản động ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống lại nhà nước Việt Nam.
  • Vật hoặc chất dễ gây cháy nổ hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
  • Sinh vật sống, thực phẩm yêu cầu bảo quản, vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước.
  • Các loại kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, bạch kim,.. ), hay các sản phẩm được chế biến từ kim khí quý, đá quý.

4. Chi tiết quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Nhằm dễ dàng theo dõi tiến độ công việc, Quý khách cần nắm được các bước cần có trong quy trình vận tải hàng không sẽ diễn ra như thế nào. Cụ thể như sau:

4.1. Ký kết hợp đồng vận chuyển

Đơn vị vận chuyển và công ty sử dụng dịch vụ sẽ tiến hành ký kết hợp đồng, sau khi cả hai bên đã đồng ý với những quy định, điều khoản về phương thức vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

4.2. Booking

Khi nhận được phiếu Booking từ đơn vị vận chuyển (Forwarder), công ty cần kiểm tra lại các thông tin như: Sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, loại hàng, số lượng,... để chuẩn bị hàng giao cho bên vận chuyển.

4.3. Đóng hàng

Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không cần được đóng gói cẩn thận, đúng quy cách và có ghi mã ký hiệu cho kiện hàng (theo yêu cầu của bên nhập khẩu). Sau đó công ty tiến hành vận chuyển hàng, hoặc bên Forwarder sẽ đưa hàng ra kho của sân bay. Tại đây, sau khi xác nhận thông tin lô hàng cần vận chuyển, công ty sẽ nhận được giấy chứng nhận đã nhận hàng (FTC – Forwarder’s Certificate of Transport).

dịch vụ vận tải hàng không
Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không cần được đóng gói cẩn thận, đảm bảo không bị móp méo.

4.4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Để vận chuyển hàng hóa cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan xuất khẩu, các lô hàng khi được vận chuyển ra sân bay cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ.

4.5. Phát hành vận đơn hàng không (AWB)

Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng sẽ được hãng hàng không phát hành MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành). Trong đó, 01 bản AWB – Air Waybill (vận đơn hàng không) được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, các chứng từ còn lại do Forwarder giữ để phục vụ trong những trường hợp cần thiết.

Lưu ý: Không có quy định bắt buộc nhà xuất khẩu phải gửi riêng bộ chứng từ. Nhà xuất khẩu hoàn toàn có thể sử dụng bộ chứng từ đi kèm theo bản AWB gốc để gửi cho người nhập khẩu.

4.6. Nhận chứng từ trước qua email

Bước này được thực hiện sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã tiến hành vận tải. Forwarder sẽ gửi bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được, cùng bản scan của toàn bộ các chứng từ khác cho người nhập khẩu qua email.

4.7. Thông báo hàng đến

Trước ngày máy bay hạ cánh ở sân bay đích, thời gian giao hàng dự kiến và tình hình vận chuyển hàng hóa sẽ được đại lý của hãng vận tải thông báo cho người nhập khẩu. Để tránh những rủi ro phát sinh, bên nhận hàng cần kiểm tra lại một số thông tin cần thiết như: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng, các khoản phí phải nộp,...

4.8. Lệnh giao hàng

Tại thời điểm hàng đến, Forwarder sẽ thu lại HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành) bản gốc số 2. Sau đó đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí theo quy định như: Phí lệnh giao hàng (D/O), phí làm hàng (Handling), phí lao vụ (Labor fee),… Cuối cùng, Forwarder nhận lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng từ gửi kèm theo lô hàng.

4.9. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Nhà nhập khẩu có thể tự hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng dịch vụ bên công ty vận tải hàng không, thì khi hàng về Forwarder sẽ giúp doanh nghiệp hoàn tất công việc này.

4.10. Nhận hàng

Công ty Forwarder sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục tại kho của hãng hàng không để lấy hàng về, đồng thời thanh lý tờ khai và vận chuyển hàng tới tận nơi cho bên nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần nhận hàng theo đúng thời gian quy định và kiểm tra tình trạng hàng hóa đảm bảo có bị hư hỏng, thất thoát hay không.

vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Khi hàng về đến kho lưu trữ của sân bay đích, công ty Forwarder sẽ thực hiện các thủ tục nhận hàng và vận chuyển đến cho bên nhập khẩu.

5. Những thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường hàng không, các doanh nghiệp cũng cần nắm một số thuật ngữ thường dùng, nhằm hỗ trợ quy trình thực hiện diễn ra suôn sẻ hơn:

  • A2A – Airport-to-Airport: Vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích.
  • ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế.
  • ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế.
  • AWB – Air Waybill: Vận đơn hàng không, được chia thành MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành); và HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành).
  • Booking: Đề nghị đặt chỗ trên máy bay và đã được hãng hàng không xác nhận.
  • Dimensional Weight: Trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
  • FTC – Forwarder’s Certificate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận.
  • FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận.
  • FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu).
  • GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định.
  • IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.
  • NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng biết danh sách hàng hóa trên máy bay.
  • POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
  • TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận tải đường hàng không, do hãng hàng không công bố.
  • Volume charge: Cước phí hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trọng lượng).
  • Weight charge: Cước phí vận tải đường hàng không, được tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế.

6. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không uy tín, chuyên nghiệp tại InterLOG

Với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm thực chiến trong và ngoài nước, InterLOG tự tin là công ty cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế (bao gồm vận chuyển đường hàng không) hiệu quả, tối ưu cho nhiều doanh nghiệp.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng và kết nối với khách hàng trên toàn cầu, InterLOG đã hợp tác liên doanh với Công ty CP ASEAN CARGO GATEWAY (ACG). Nhờ đó, InterLOG được đặc quyền vận hành các chuyến bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt để phục vụ cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đến các quốc gia chiến lược.

Không chỉ vậy, InterLOG còn có cơ hội đồng hành cùng nhiều hãng bay hàng đầu như Japan Airlines, HongKong Airlines, Singapore Airlines, China Airlines,... hỗ trợ tối đa nhu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Ngoài ra, InterLOG còn góp phần đơn giản hóa toàn bộ quy trình Logistics của doanh nghiệp, bởi mang đến các dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ vận chuyển và giao hàng tận nơi liền mạch, đáng tin cậy.

vận tải hàng hóa hàng không
Để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối đến thị trường quốc tế thành công, InterLOG vận dụng mọi nguồn lực thúc đẩy quá trình vận chuyển hàng hoá hàng không hiệu quả và tối ưu nhất.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, Quý khách đã nắm được vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là gì. Đây là phương thức vận tải có ưu điểm vận chuyển nhanh, an toàn, ít rủi ro nên rất phù hợp với những mặt hàng giá trị cao, cần giao gấp.

>> Nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không, hãy LIÊN HỆ đến InterLOG, để được tư vấn chi tiết về quy trình và nhận báo giá tốt nhất nhé!

Tác giả: InterLog
Chia sẻ
Đã copy link