breCán cân thương mại của Việt Nam vẫn nghiêng về xuất siêu với hơn 5.1 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa tăng 21.6% (đạt gần 43.83 tỷ USD), tỉ trọng nhập khẩu tăng 12.4% (đạt 38.73 tỷ USD).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là các loại điện thoại và linh kiện đang có giá trị xuất khẩu lớn nhất với 282.8 triệu USD, chiếm 38.7 tổng giá trị xuất khẩu trong dịp Tết Giáp Thìn. Tiếp theo là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 36.1% (đạt 263.6 triệu USD), nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị chiếm 7.5% (đạt 54.4 triệu USD),… Hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu qua 77 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với tổng trị giá xuất khẩu đạt 220.7 triệu USD, tiếp theo là thị trường Trung Quốc với 186.9 triệu USD, thị trường Hàn Quốc đạt 71.2 triệu USD,…
Cũng trong thời gian nghỉ Tết Giáp Thìn, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tích cực nhập khẩu hàng hóa từ 59 quốc gia. Đặc biệt, hàng hóa xuất xứ Hàn Quốc chiếm tỉ trọng cao nhất với 35.2% tổng giá trị nhập khẩu trong dịp Tết (chiếm gần 239 triệu USD), tiếp theo là các mặt hàng xuất xứ Trung Quốc chiếm 29% (khoảng 196.7 triệu USD), theo sau là hàng hóa xuất xứ Campuchia với 6% (chiếm 41.3 triệu USD).
Cục Xuất nhập khẩu cũng nhận định, năm 2024, xuất khẩu hàng hoá vẫn đối diện nhiều thách thức do xu hướng phi toàn cầu hoá đang trỗi dậy mạnh mẽ, chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, từ đó đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe và các quy định mới với các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, với sự luôn đổi mới liên tục và không ngừng học hỏi của các doanh nghiệp Việt Nam, hứa hẹn sẽ mang đến một năm 2024 với nhiều khởi sắc và thành công hơn.