Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

EUDR và CBAM đều đã đi vào triển khai - Những điều cần biết (Phần 1)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, Liên minh Châu Âu đã đưa ra 2 quy định mới nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính: Quy định về chống phá rừng (EUDR) và Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, châu Âu là thị trường nhập khẩu quan trọng của các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng, bao gồm 50% cà phê và 60% ca cao của thế giới. Do đó, quy định không phá rừng nhằm giảm tác động của các sản phẩm do công dân EU mua đối với các khu rừng và diện tích rừng trên thế giới. Quy định EUDR được đề xuất nhắm vào những mặt hàng có tác động lớn đến nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng như cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, gia súc, gỗ và sản phẩm gỗ…

Quy định mới về phá rừng của EU (EUDR) có hiệu lực từ ngày 29/6/2023. Doanh nghiệp lớn có thời hạn đến 31/12/2024, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ có thời hạn đến 30/6/2025 để chuẩn bị đáp ứng các yêu cầu của EUDR.

Theo quy định được đề xuất của EU, các công ty điều hành có nghĩa vụ tiến hành thẩm định để đảm bảo những chỉ những sản phẩm không sản xuất trên đất phá rừng mới được phép vào thị trường EU. Các doanh nghiệp phải chứng minh rằng hàng hóa không được sản xuất trên bất kỳ vùng đất nào bị phá rừng hoặc suy thoái sau ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Quy định mới về phá rừng của EU (EUDR)

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) cũng là một quy định mới quan trọng của Liên minh Châu Âu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp. CBAM được EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026. Trong giai đoạn này, các nhà nhập khẩu EU chỉ cần báo cáo lượng phát thải khí nhà kính trong hàng hóa nhập khẩu mà chưa phải trả phí. Từ năm 2026, EU sẽ bắt đầu áp thuế các-bon dựa trên cường độ phát thải trong quá trình sản xuất.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) 

CBAM áp mức giá carbon lên hàng hóa nhập khẩu có lượng phát thải cao (bao gồm xi măng, nhôm, sắt thép, phân bón, hydro và điện). Quy định này hướng đến mục tiêu ngăn ngừa “rò rỉ carbon” và duy trì tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp EU đang chịu phí carbon theo Hệ thống Mua bán Phát thải EU (ETS). Các hàng hóa nằm trong diện ảnh hưởng của CBAM sẽ phải báo cáo tổng lượng phát thải, nếu vượt quá hạn ngạch ngành hàng thì sẽ phải mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng đó theo định giá của ETS (mỗi tín chỉ tương đương 1 tấn CO2e).

 

 

Tác giả: InterLOG tổng hợp và biên tập
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi
Tin tức liên quan