Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Giải mã CBAM: Từ tổng quan đến khuyến nghị cho doanh nghiệp

“Sẽ phải có một cái giá cho carbon, vì thiên nhiên không thể nào tiếp tục trả giá được nữa” - Ursula von der Leyen, Chủ tịch ủy ban Châu Âu (EC). Không thể nào phủ nhận một cuộc chạy đua căng thẳng giữa các quốc gia về với đích “không” (net zero).

Dưới những chính sách mạnh mẽ và gây tranh cãi gần đây của Châu Âu, đã khiến thế giới có cái nhìn khác về độ cấp thiết của các chính sách liên quan đến phát thải khí nhà kính và định giá carbon trên thị trường. Châu Âu đã và đang đặt những nền móng đầu tiên cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu bằng thị trường hạn ngạch khí thải (EU ETS) và giờ là cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM), khiến những quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan buộc phải có những kế hoạch triển khai và chính sách thiết thực nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Châu Âu đang đi đầu trong những chính sách giảm khí thải carbon, nguồn: Sưu tầm

Hiện tại phạm vi của CBAM áp dụng vào 6 ngành hàng: sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Trong giai đoạn thử nghiệm này, các mặt hàng này khi nhập khẩu vào EU sẽ được yêu cầu cung cấp một báo cáo kiểm kê toàn diện bao gồm lượng phát thải trong quá trình sản xuất, vận chuyển, độ phát thải của các nguyên liệu và sản phẩm tiền thân có liên quan đến sản xuất. Tuy nhiên, dự kiến từ giờ đến trước tháng 01 2027, các mặt hàng này chưa phải trả thuế CBAM. Lưu ý rằng các mốc thời gian có thể thay đổi theo quyết định từ phía EU. Thời hạn đợt gửi dữ liệu đầu tiên dự kiến vào tháng 01 năm 2024, những dữ liệu này sau đó sẽ được phân tích để điều chỉnh chính sách của CBAM cho phù hợp. Ở những bước thử nghiệm này, thông tin cần cung cấp gồm:

  • Số lượng hàng hóa nhập khẩu trong diện chịu thuế CBAM.
  • Tổng lượng phát thải trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất của sản phẩm (nếu không có thông tin này, EU dự kiến sẽ cung cấp giá trị quy đổi phục vụ cho tính toán)
  • Những loại thuế carbon đã phải chi trả cho mặt hàng.
Một số mặt hàng bị đánh thuế CBAM, nguồn: Sưu tầm

CBAM dự kiến sẽ ảnh hưởng đến độ cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành sắt thép. Năm 2022, theo WSA, Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á về sản xuất thép thô và đứng thứ 13 Châu Á. Theo kim ngạch xuất khẩu, khu vực EU xếp thứ hai sau ASEAN với 18.37% tổng lượng xuất khẩu thép. Những công ty trong phạm vi CBAM ngoài mức thuế sẽ phải tốn thêm những chi phí theo dõi, kiểm kê lượng khí nhà kính phát thải đồng thời là chi phí xác minh báo cáo cho bên thứ 3. Những chi phí này sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp chưa thể giảm nhẹ mức phát thải. Theo nghiên cứu, một tấn thép xuất khẩu sang EU sẽ phải chịu thêm ước tính US $80 chi phí, việc này có thể khiến giá trị xuất khẩu của thép Việt Nam giảm đến 3.7%. Nhôm và xi măng xếp thứ 2 và 3 sau thép, là những ngành hàng chịu tác động lớn nhất của CBAM tại Việt Nam.

Việc giảm phát thải là tất yếu của doanh nghiệp vì những tác động đến kinh tế, xã hội và con người. Để giảm thiểu tác động của CBAM và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các công ty Việt Nam cần giảm cường độ phát thải của các sản phẩm xuất khẩu. Một cách để đạt được điều này là khử carbon trong nguồn điện. Việt Nam có tiềm năng đáng kể về điện mặt trời và gió, có thể được khai thác để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử carbon.  

Việc giảm phát thải là tất yếu của doanh nghiệp vì những tác động đến kinh tế, xã hội và con người. Để giảm thiểu tác động của CBAM và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các công ty Việt Nam cần giảm cường độ phát thải của các sản phẩm xuất khẩu. Một cách để đạt được điều này là khử carbon trong nguồn điện. Việt Nam có tiềm năng đáng kể về điện mặt trời và gió, có thể được khai thác để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử carbon.  

Các chiến lược và giải pháp chuẩn bị cho CBAM là vô cùng quan trọng, nguồn: Sưu tầm

Không thể phủ nhận những tác động tích cực lên môi trường từ những chính sách mạnh mẽ và trực diện như CBAM, việc đánh vào những ngành hàng trên đang chịu trách nhiệm cho khoảng 14.1% lượng phát thải toàn cầu. Tuy nhiên, những chính sách này còn mới và nhiều lỗ hổng, giai đoạn thử nghiệm cần được phân tích, đánh giá một cách toàn diện thì việc triển khai chính thức mới đạt được hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực lên khía cạnh kinh tế. Hơn nữa, những nước Đông Nam Á nói riêng và các nước đang phát triển nói chung sẽ chịu nhiều áp lực từ CBAM hơn so với các nước phát triển. Việt Nam đang xây dựng những quy định và cơ sở pháp lý giảm phát thải và trung hòa carbon góp phần vào việc giảm thiểu những tác động tiêu cực này. Trên hết vẫn là Ủy ban Châu Âu (EC) và những nhà lập pháp phải tìm cách cân bằng những mặt lợi và hại của cơ chế CBAM.

 

 

Tác giả: InterLOG tổng hợp và biên tập
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi