Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Lần đầu tiên Việt Nam phóng công nghệ radar lên vũ trụ

Năm 2025, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh công nghệ radar đầu tiên lên quỹ đạo. Đây là vệ tinh LOTUSat-1, trọng lượng 600 kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với ưu điểm như phát hiện các vật thể kích thước từ 1m trên mặt đất và khả năng quan sát ngày đêm.

Để thực hiện được kế hoạch này, trong năm 2023, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã bám sát tiến độ thực hiện dự án phát triển vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam. Hiện vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh công nghệ radar đầu tiên cũng đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến phóng lên quỹ đạo vào đầu năm 2025 và có thời gian hoạt động 5 năm trên quỹ đạo.

Theo TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết: “Khác với các vệ tinh quang học, vệ tinh radar có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt khi thời tiết mây, sương mù, điều kiện thiếu ánh sáng. Chúng tôi kỳ vọng vào dữ liệu cung cấp từ vệ tinh radar này sẽ đóng góp quan trọng cho Việt Nam, trong điều kiện môi trường khí hậu có nhiều mây.” Bên cạnh đó, vệ tinh dự kiến cung cấp ảnh ở 3 chế độ chụp điểm, chụp dải và chụp quét, với độ phân giải không gian lần lượt bằng hoặc nhỏ hơn 1m, bằng hoặc nhỏ hơn 2m và bằng hoặc nhỏ hơn 16m.

Từ năm 2006, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), các kỹ sư của đã nghiên cứu, chế tạo ba vệ tinh siêu nhỏ "Made in Viet Nam" gồm PicoDragon, Nano Dragon và MicroDragon. Các vệ tinh cũng được JAXA hỗ trợ phóng thành công vào quỹ đạo.

Đặc biệt, một trong 3 vệ tinh Made in Viet Nam – Nano Dragon, đã được Trung tâm vũ trụ Việt Nam tin tưởng giao phó công tác vận chuyển cho Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế (InterLOG). Vệ tinh này của Việt Nam được vận chuyển đến Nhật Bản để thực hiện chuyến du hành vũ trụ vào sáng ngày 9/11/2021 tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản. Trong dự án này, việc vận chuyển không hề đơn giản vì đây là loại thiết bị đặc biệt, nhất là khâu thực hiện các thủ tục hải quan và lựa chọn hãng bay an toàn nhất cho 1 thiết bị có gắn pin. Tại Việt Nam, với vai trò là đơn vị phụ trách chính, các chuyên gia InterLOG đã tiến hành tư vấn, phân tích rủi ro và đề xuất các giải pháp tối ưu nhất trong giai đoạn tâm dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp. Các nội dung mà InterLOG tư vấn bao gồm: thủ tục hải quan tại Việt Nam và Nhật Bản, phương thức vận chuyển đến kho hàng ở sân bay Narita, tư vấn chi phí và thuế ở cả 2 cửa khẩu cho Trung tâm vũ trụ Việt Nam để đảm bảo vệ tinh có thể đến nơi an toàn và thực hiện sứ mệnh của mình.

Hành trình vận chuyển vệ tinh quốc gia đến giấc mơ du hành vũ trụ, nguồn: InterLOG

Theo đó, sau khi được tư vấn và đưa ra lộ trình vận chuyển cụ thể từ các chuyên gia InterLOG, Trung tâm vũ trụ Việt Nam đồng ý chọn phương án vận chuyển vệ tinh NanoDragon với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm) và lớp nano nặng 3,8 kg bằng đường hàng không đến Nhật Bản. Đến ngày 17/8/2021, vệ tinh đã được bàn giao thành công cho Nhật Bản và sau gần 3 tháng vượt qua mọi quy trình nghiêm ngặt nhất, vệ tinh đủ điều kiện phóng lên vũ trụ vào sáng 9/11/2021 tại Nhật Bản.

Qua dự án này, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng đã đánh giá cao năng lực vận hành dịch vụ cung ứng của InterLOG trong việc vận chuyển vệ tinh NanoDragon đến Nhật Bản thành công, đồng thời mong muốn cùng nhau hợp tác các dự án vận chuyển tiếp theo.

Chia sẻ từ Ông Nguyễn Duy Minh sau dự án này

Bên cạnh việc chế tạo vệ tinh, hệ thống thiết bị mặt đất vận hành vệ tinh được xây dựng, sẽ hoàn thành việc lắp đặt toàn bộ vào tháng 9/2024 tại Trung tâm vũ trụ Việt Nam, cơ sở Hòa Lạc. Các lớp học, chuyển giao công nghệ xử lý ảnh vệ tinh radar chuẩn bị sẵn sàng về công nghệ, nhân lực để khi vệ tinh được phóng lên quỹ đạo, các dữ liệu sẽ được khai thác hiệu quả, phục vụ cho các đơn vị sử dụng dữ liệu ảnh của vệ tinh này trong tương lai.

TS Lê Xuân Huy cho biết, những năm qua Việt Nam thực hiện nhiều khóa đào tạo nhân lực công nghệ vũ trụ. Hàng trăm chuyên gia xử lý dữ liệu và ứng dụng ảnh vệ tinh, đặc biệt là vệ tinh radar được đào tạo tại cả Nhật Bản và Việt Nam thông qua các lớp học được tổ chức tại Dự án Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam. Ngoài ra, các kĩ sư về công nghệ thiết kế cũng được đào tạo chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao tại các nhà máy chế tạo vệ tinh của Nhật Bản. Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vũ trụ đến năm 2030 sẽ được ứng dụng rộng rãi các thành tựu của khoa học công nghệ, đầu tư có trọng điểm, với mục đích giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và cung cấp đa dạng dịch vụ cho người dân.

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi