Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Thuế Carbon và cạnh tranh giảm phát thải

Blog/Tin tức

EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu

Giữa tháng 12/2022, EU thông báo sẽ thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới các bon (CBAM). Theo đó, thị trường này sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu được nhập khẩu vào đây, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Châu Âu sẽ áp thuế Carbon đối với cả hàng nhập khẩu, trước mắt là đối với thép, xi măng, phân bón, sắt, nhôm và đồ điện. Đây hẳn là một trào lưu toàn cầu mới, khởi phát từ các nền kinh tế lớn nhằm đối phó biến đổi khí hậu.

Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu. Nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của châu Âu, doanh nghiệp bắt buộc phải mua chứng chỉ khí thải theo mức giá Carbon hiện nay tại châu Âu.

Việc đánh thuế này là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu và cũng là một trong những cơ chế mà EU có để khuyến khích các đối tác thương mại khử carbon trong lĩnh vực sản xuất.Theo Nghị viện châu Âu, CBAM được thiết kế để tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ. Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM vào tháng 10/2023. Việc lên thời gian biểu để thực hiện cơ chế này sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. EU cam kết nhằm giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với các mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050.

EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới
đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu

Xuất khẩu tìm cách vượt rào kỹ thuật ngay đầu năm mới

Tần suất kiểm tra dày hơn, yêu cầu về tiêu chuẩn lao động, môi trường và phát thải carbon khắt khe… đang là những rào cản kỹ thuật đặt ra với nhiều ngành hàng xuất khẩu ngay trong những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023.

Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada, cho biết người tiêu dùng ở thị trường này đang ngày càng khắt khe hơn với các sản phẩm nhập khẩu, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc giảm khí thải carbon – đây cũng là hình thức bảo hộ mới cho hàng nội địa. Cùng với đó, hàng Việt còn gặp bất lợi về lạm phát, biến động tỷ giá, vận chuyển tắc nghẽn…

Theo bà Quỳnh, hàng Việt Nam có lợi thế thuế quan nhờ Hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, Canada cũng có rất nhiều FTA với các thị trường khác, do vậy nếu không vượt qua được các rào cản trên, hàng Việt dễ bị thay thế bằng hàng hóa nước khác.

Trước những thách thức trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên lưu ý doanh nghiệp cần tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm bắt chủ trương, chính sách mới của nước sở tại, nhất là rào cản mới mà các khu vực, thị trường đang đặt ra, nhất là rào cản của thị trường EU. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta sản xuất ra được nhiều sản phẩm nhưng sản phẩm đó có được thị trường chấp nhận không lại là chuyện khác. Cần thay đổi phương thức sản xuất theo tín hiệu thị trường, giá cả, chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận chứ không sản xuất theo tập quán, thói quen, để hồi phải hô hào giải cứu”.

Việt Nam nỗ lực trong việc xây dựng thị trường Carbon

Theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý và kỹ thuật để giảm 268,5 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030.

Để đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng về bằng “0” vào năm 2050 như cam kết tại COP26, Việt Nam phải đối mặt với thách thức phát triển hướng tới một nền kinh tế carbon thấp. Trong đó định giá carbon, bao gồm thuế carbon và thị trường carbon, được coi là công cụ hữu hiệu và khả thi./.

Tác giả: InterLOG Tổng hợp và Biên tập
Chia sẻ
Đã copy link