Hotline (028) 39435899
Ngôn ngữ
flag enflag vi
interlogistics logo

Đại lý hãng tàu biển: Khái niệm, trách nhiệm và vai trò

Đại lý tàu biển (hay đại lý hãng tàu, đại lý hàng hải) là gì? Vai trò và chức năng của đại lý tàu biển trong ngành công nghiệp vận tải biển hiện nay như thế nào?

Thị trường hàng hải ngày càng sôi động, giao thương hàng hóa cũng theo đó ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế các đại lý tàu biển ra đời liên tục. Vậy đại lý hãng tàu biển là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm đại lý tàu biển là gì?

Đại lý tàu biển (Vessel Agent) là dịch vụ được cung cấp bởi tổ chức hoặc doanh nghiệp, đại diện cho chủ tàu (shipowner) hoặc người thuê tàu (charterer) dưới sự ủy nhiệm của khách hàng để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của tàu tại cảng biển, đem lại sự thuận tiện và hiệu quả cho hoạt động vận tải biển.

>>>>> Xem thêm: Giá cước vận tải biển

2. Trách nhiệm của đại lý tàu biển

Với sự phát triển không ngừng của ngành vận tải biển, đại lý tàu biển đã trở thành một liên đới quan trọng giữa chủ tàu và các cơ quan liên quan. Đồng thời, một trong những trách nhiệm quan trọng của đại lý tàu biển hiện nay là đại diện cho chủ tàu trong các hoạt động tại cảng:

  • Đặt lệnh vận tải, xử lý các thủ tục hải quan, theo dõi lịch trình của tàu.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động tại cảng. 
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định hàng hải, luật pháp địa phương và quốc tế.
  • Đảm bảo an toàn cho tàu biển, hàng hóa và môi trường biển.
  • Xử lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng vận tải, nhân sự, bảo hiểm, thanh toán cước vận tải.
  • Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động vận tải biển
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho chủ tàu về các quy định, quy trình và thủ tục vận tải biển.
  • Giúp đỡ các chủ tàu và người thuê tàu giảm bớt rủi ro và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Đại lý tàu biển
Ảnh minh họa: Đại lý tàu biển xử lý các vấn đề hợp đồng cho chủ tàu và người thuê tàu nhanh chóng và chuyên nghiệp, nguồn: ST

>>>>> Xem thêm: Gửi hàng Quốc tế bằng đường biển

3. Vai trò của đại lý tàu biển

Đại lý tàu biển và vai trò quan trọng của họ trong ngành công nghiệp vận tải biển đang ngày càng được nhận thức cao trong thời đại hiện đại ngày nay. Điều này đã đặt ra sự cần thiết của đại lý tàu biển là một liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng đa quốc gia và phát triển của ngành công nghiệp này.

Đại lý tàu biển_1
Ảnh minh họa: Đại lý tàu biển đã bắt đầu áp dụng công nghệ số vào quản lý, nguồn: ST

Dưới đây là một số tầm quan trọng của đại lý tàu biển hiện nay:

  • Giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực giữa chủ tàu và người thuê tàu.
  • Cung cấp thông tin và tư vấn chuyên nghiệp.
  • Quản lý rủi ro về hoạt động vận tải, bảo hiểm, hợp đồng, và những quyền lợi đôi bên khác.
  • Xây dựng mối quan hệ và liên kết trong ngành công nghiệp vận tải biển.
  • Đáp ứng yêu cầu và thay đổi trong ngành công nghiệp vận tải biển.

4. InterLOG cung cấp các dịch vụ vận tải biển

Mỗi loại dịch vụ này có những đặc điểm và ưu điểm riêng, vì vậy, việc lựa chọn một đơn vị chuỗi cung ứng uy tín cung cấp dịch vụ vận tải biển chuyên nghiệp, đáng tin cậy, và có trách nhiệm cao là điều rất quan trọng, để đảm bảo an toàn và chất lượng cho hàng hóa, đồng thời đảm bảo giao hàng đúng thời hạn dự kiến.

Hiện nay, InterLOG đang là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển uy tín tại Việt Nam. Hơn nữa trong lĩnh vực vận tải biển, InterLOG đang hợp tác với các đơn vị nổi tiếng như ONE, APL, MSC, COSCO Shipping, ZIM, Yang Ming, WAN HAI, OOCL, EVERGREEN LINE,...

Đặc biệt, InterLOG còn cung cấp dịch vụ vận chuyển toàn diện và đa dạng, bao gồm cả Fulfilment và Giao nhận Door To Door, Vận chuyển quốc tế và Dịch vụ thủ tục hải quan. Đây là những dịch vụ chuyên nghiệp được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên am hiểu thị trường, đảm bảo giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đồng thời đảm bảo hàng hóa được giao đúng hẹn, đúng nơi.

>>>>> Xem thêm: Dịch vụ Fulfillment tại InterLOG

5. Giá cước vận tải biển tại InterLOG

Việc lưu ý về giá cước vận tải biển là điều cần thiết để đảm bảo tính cạnh tranh và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Danh mục hàng hóa cần vận chuyển: Bao gồm nhiều danh mục khác nhau, với mức phí phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng hàng hóa, địa điểm giao nhận và yêu cầu đặc biệt khác.
  • Chủng loại hàng hoá cần vận chuyển: Sẽ có mức thu phí riêng với từng loại mặt hàng (thiết bị công nghệ, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm,...). Nhất là với các mặt hàng đặc biệt và mặt hàng thông thường.
  • Số lượng hàng hoá cần vận chuyển: Tùy thuộc vào lô hàng. Đặc biệt là phân loại hàng Sea, hàng lẻ (LCL) và hàng full container (FCL).
  • Hình thức vận chuyển: Bằng đường tàu, hàng không hoặc vận tải, theo yêu cầu về thời gian và tài chính cho phép.
  • Địa chỉ lấy hàng: Hỗ trợ lấy hàng tại một điểm Việt Nam, và giao tận nơi tới một diểm tại nơi khác.
  • Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các khoản phụ phí khác có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển (phí nhiên liệu, phí vận chuyển hàng quá khổ, phí địa điểm xa,...)

Liên hệ với InterLOG để được tư vấn và báo giá chi tiết: TẠI ĐÂY

Tác giả: InterLOG
Chia sẻ
Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi