Trang chủBlogChi phí vận tải đường biển là bao nhiêu? Cách tính như thế nào?
Chi phí vận tải đường biển là bao nhiêu? Cách tính như thế nào?
Doanh nghiệp chọn vận tải biển vì cước tiết kiệm, năng lực chuyên chở ít hạn chế, rủi ro hư hại thấp,… Cập nhật chi phí vận tải đường biển mới nhất thôi!
Chi phí vận tải đường biển được xem là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động trao đổi hàng hóa toàn cầu. Song, chi phí này lại không có mức cố định mà hay biến động bất thường, khiến nhiều doanh nghiệp khó dự trù chính xác. Trong bài viết dưới đây, InterLOG đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến giá cước vận tải biển và công thức tính được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng theo dõi nhé!
1. Tìm hiểu tình hình giá cước vận tải biển hiện nay
Thông tin ghi nhận từ Chỉ số giá cước vận tải container của 8 tuyến đường chính trên toàn cầu (Drewry World Container Index - WCI): Tính đến ngày 27/05/2021, chỉ số WCI đạt mức 6.257 USD (cao hơn 293% so với cùng thời điểm năm ngoái). Gần 2 tháng tiếp theo, vào ngày 01/07/2021, chỉ số này tăng mạnh, lên đến 8.399 USD (tăng 346% so với cùng thời điểm năm trước) và chạm mức kỷ lục 8.883 USD (cao hơn 339% so với cùng thời điểm năm ngoái) chỉ sau 14 ngày.
Sự biến động đột ngột của cước phí vận tải biển thế giới, kéo theo cước phí tại Việt Nam cũng không ngừng tăng cao. Trung bình, cước phí 1 container (20 feet hoặc 40 feet) từ Việt Nam đi châu Âu hoặc Mỹ đều tăng gấp 5 đến 7 lần trước đó. Lý giải cho tình trạng này có liên quan đến vấn đề kẹt cảng và thiếu nhân công trầm trọng (đặc biệt ở những cảng lớn), khiến cho vô số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải uy tín, giá tốt.
Bước sang năm 2023, theo dữ liệu tổng hợp mới nhất từ Drewry, chỉ số WCI giảm xuống còn 1.898 USD/container 40 feet, tức giảm 80% so với cùng thời điểm năm ngoái. Trong đó:
Giá cước chặng Việt Nam đi Mỹ, châu Âu… chỉ còn khoảng 60 triệu đồng - 100 triệu đồng/container (giảm 1/3 so với mức giá đỉnh năm 2021).
Giá cước chặng Việt Nam đi Trung Quốc cũng giảm xuống còn khoảng 8 triệu đồng - 15 triệu đồng/container.
Có thể thấy, giảm thiểu chi phí đường biển mở ra một “cánh cửa mới” cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc bù đắp thất thoát kinh tế từ những năm trước, giải tỏa “ùn tắc” tại các cảng lớn và thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa toàn cầu.
2. Các loại phí và phụ phí trong vận tải đường biển quốc tế và nội địa
Tổng chi phí vận tải hàng hóa đường biển không cố định mà có thể dao động tùy theo những khoản sau đây:
2.1. Cước vận tải biển quốc tế
Để gửi hàng hóa đi quốc tế thành công, Quý khách cần nắm rõ các khoản phí và phụ phí cơ bản như sau:
OF (Ocean Freight): Là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích, chưa có thêm phụ phí.
THC (Terminal Handling Charge): Là phụ phí xếp dỡ tại cảng xuất và cảng nhập, thu trên mỗi container, nhằm chi trả cho quy trình đưa container từ tàu xếp về bãi an. Bao gồm dỡ hàng từ tàu xuống, vận chuyển từ cầu tàu vào bãi và nâng hàng xếp lên bãi. Mức phí THC cao hay thấp phụ thuộc vào quy định của từng cảng.
B/L (Bill of Lading): Là phí chứng từ (Documentation fee) để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục giấy tờ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu.
AMS (Advanced Manifest System): Là phí khai báo hải quan cho thùng hàng đi Mỹ.
AFR (Advance Filing Rules): Là phí khai báo hải quan cho thùng hàng đi Nhật.
BAF (Bunker Adjustment Factor): Là phụ phí biến động giá nhiên liệu.
EBS (Emergency Bunker Surcharge): Là phụ phí xăng dầu, áp dụng cho hàng vận chuyển tuyến châu Á.
PSS (Peak Season Surcharge): Là phụ phí mùa vận chuyển cao điểm, thường trong khoảng tháng 8 đến tháng 12.
ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): Là phụ phí an ninh.
CIC (Container Imbalance Charge): Là phụ phí mất cân bằng vỏ container, được áp dụng cho mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu sử dụng.
COD (Change of Destination): Là chi phí phát sinh khi doanh nghiệp cần thay đổi cảng đến.
DDC (Destination Delivery Charge): Là phụ phí giao hàng tại cảng đến.
D/O (Delivery Order): Là phí lệnh giao hàng. Doanh nghiệp sử dụng lệnh giao hàng cho hãng tàu phát hành trình báo lên cơ quan giám sát kho hàng (ở cảng đến), trước khi rút hàng ra khỏi kho bãi hoặc container.
ISF (Importer Security Filing): Là phụ phí kê khai an ninh, dành cho các loại hàng gửi đi Mỹ.
CFS (Container Freight Station): Là phí xếp dỡ container, quản lý kho tại cảng, thường áp dụng cho kiện container lẻ LCL.
Cleaning Fee: Là phí vệ sinh.
Lift on/Lift off: Là phí nâng/hạ container.
Seal: Là phí niêm phong.
2.2. Cước vận tải biển nội địa
Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa, doanh nghiệp cũng tiến hành đóng các khoản phí tương tự như vận tải đường biển quốc tế; nhưng không cần thanh toán chi phí khai báo hải quan nước ngoài. Trong đó, tùy theo quy định của mỗi hãng tàu, trọng lượng container và quãng đường di chuyển mà mức phí vận tải biển nội địa sẽ có sự chênh lệch.
3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển đường biển?
Bên cạnh tìm hiểu các loại phí và phụ phí trong vận tải đường biển, Quý doanh nghiệp cần biết rằng giá cước cũng có thể thay đổi bởi ảnh hưởng một số yếu tố như:
Loại hàng cần vận chuyển: Một số hàng hóa yêu cầu tính an toàn cao như hàng có giá trị (kim cương, thiết bị điện tử, máy móc…), hàng dễ vỡ (thiết bị y tế, đồ dùng gia đình…), hàng cần đóng gói và bảo quản đặc biệt (xăng, dầu, hóa chất…), thường có cước phí vận chuyển cao hơn loại hàng bình thường. Bởi, doanh nghiệp có thể phải chi trả thêm phụ phí để đảm bảo hàng hóa không bị rơi vỡ, hỏng hóc trong suốt quá trình vận chuyển.
Khối lượng và kích cỡ hàng hóa: Vận tải đường biển cho loại hàng cồng kềnh, tải trọng lớn và kích cỡ quá khổ thường có chi phí cao hơn. Vì hàng hóa phải tuân thủ rất nhiều quy định như sử dụng phương tiện phù hợp, đảm bảo tốc độ yêu cầu và đóng gói.
Địa chỉ giao nhận: Tùy theo quãng đường vận chuyển bao xa, mức phí vận tải sẽ tăng - giảm cho phù hợp. Ngoài ra, những điểm đến có điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ có cước phí thấp hơn, so với điểm đến điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Yêu cầu bảo quản của đơn hàng: Một số hàng hóa đặc biệt như sinh phẩm, vắc-xin, thực phẩm đông lạnh, vàng bạc, tiền, chất nổ, điện thoại… yêu cầu đóng gói và bảo quản theo quy định. Do đó, cước phí vận tải và phụ phí chắc chắn cao hơn những container hàng thông thường.
Chính sách giá của mỗi đơn vị vận chuyển: Chính sách về giá cước vận tải sẽ khác nhau tùy vào mỗi đơn vị vận chuyển. Vì thế, doanh nghiệp nên tham khảo chi phí vận tải đường biển của nhiều đơn vị khác nhau để lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với mức giá tốt nhất.
Một số yếu tố khác:Chi phí vận tải đường biển còn có sự chênh lệch dựa vào các yếu tố như số lượng container, thời gian cần vận chuyển, giá nhiên liệu, phí dịch vụ tại cảng xuất - cảng nhập…
4. Công thức tính giá cước vận tải biển
Hiện nay có 2 cách tính cước phí vận chuyển đường biển đó là: Tính cước theo kg (KGS) và tính theo thể tích (CBM). Nguyên tắc cơ bản cần nắm khi tính cước vận tải biển là so sánh giữa thể tích và trọng lượng, sau đó áp dụng công thức tính vào cái lớn hơn.
Theo đó, hàng hóa nguyên container (FCL) và hàng hóa lẻ container (LCL) sẽ có công thức tính cước phí như sau:
4.1. Đối với hàng FCL (Hàng nguyên container)
Giá cước vận chuyển đường biển cho nguyên container được tính đơn giản theo công thức sau:
Giá cước tổng = Giá cước 1 container x Số lượng Container (hoặc số lượng Bill/Shipment).
4.2. Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)
Đối với kiện hàng container lẻ, tùy theo container đó là hàng nặng hay hàng nhẹ mà Quý khách áp dụng một trong hai công thức bên dưới:
Trước tiên, cần thực hiện tính công thức tính thể tích lô hàng theo đơn vị CBM như sau:
Thể tích lô hàng = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) x Số lượng (m3).
Sau đó, so sánh thể tích lô hàng với trọng lượng lô hàng. Nếu:
1 tấn < 3 CBM thì quy thành hàng nặng, tính theo bảng giá KGS.
1 tấn >= 3 CBM thì quy thành hàng nhẹ, tính theo bảng giá CBM.
Quy ước:
1 tấn = 3 CBM.
1 CBM = 1000 kg.
Cuối cùng, áp dụng công thức tính theo CBM hoặc KGS bên dưới:
Cước phí CBM = Thể tích lô hàng x Số tiền vận chuyển 1 CBM.
Cước phí KGS = (Trọng lượng (kg) x Số tiền vận chuyển của 1 CBM) : 1000.
Trong đó: Số tiền vận chuyển 1 CBM do bên cung cấp dịch vụ quy định.
Ví dụ: Cho một lô hàng cần xuất khẩu có 25 container, trọng lượng cân được là 1500 Kgs, kích thước mỗi thùng lần lượt là 0,8 m – 0,6m – 0,5m, giá vận chuyển 100 USD/1000kg.
Bước 1: Tính thể tích lô hàng = (0,8 x 0,6 x 0.5) x 25 = 6 CBM.
Bước 2: Đổi 1500 Kgs = 1,5 tấn.
Bước 3: 1,5 tấn ≈ 6 CBM nên 1 tấn ≈ 6 : 1,5 = 4 CBM. Sau đó, so sánh với CBM quy ước, ta được 1 tấn ≈ 4 CBM > 3 CBM nên lô hàng này là lô hàng nhẹ.
Bước 4: Áp dụng bảng giá tính theo CBM, ta có 1 CBM = 1000 kg nên 6 CBM = 6 x 1000 = 6000 kg và giá cước phải trả là 6 x 100 = 600 USD.
5. Một số lưu ý cần biết khi tham khảo chi phí vận tải đường biển
Những điều quan trọng Quý khách cần nắm khi tham khảo và thương lượng cước phí vận chuyển đường biển là:
Trao đổi chi tiết, cụ thể về nhu cầu với bên cung cấp dịch vụ.
Kiểm tra thông tin hợp đồng cẩn thận trước khi ký kết, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên; cũng như mức phí cố định và phụ phí phải trả.
Chủ động mua bảo hiểm hàng hóa nếu cần vận chuyển hàng hóa đặc biệt.
Không được phép vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa bị cấm như chất kích thích, vũ khí, thực phẩm chức năng, thiết bị kỹ thuật quân sự…
Hy vọng qua những thông tin trên, Quý khách đã hiểu rõ hơn về chi phí vận tải đường biển. Để xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi với mức giá cước vận tải phải chăng, các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ càng, ưu tiên hợp tác với công ty vận chuyển uy tín, dày dặn kinh nghiệm.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm thực chiến, InterLOG là đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics và tư vấn giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện cho rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt với vận chuyển hàng hóa đường biển, Quý khách không chỉ hài lòng với giá cước phù hợp, mà còn đáp ứng tối đa nhu cầu vận chuyển và hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển ở mức thấp nhất. Cụ thể:
Đối với hàng nguyên container (FCL): InterLOG hợp tác chặt chẽ với một số hãng tàu lớn trên thế giới như WAN HAI, OOCL, YANG MING… Qua đó, Quý khách có nhiều sự lựa chọn với giá cước tiết kiệm và an tâm sử dụng dịch vụ vận chuyển đáng tin cậy, chiến thuật và thuận lợi nhất.
Đối với vận chuyển hàng lẻ (LCL):InterLOG cung cấp dịch vụ tối ưu vận chuyển với mức phí cạnh tranh, nhờ hợp nhất hàng hóa của Quý khách với nhiều đối tác khác.
Không chỉ vậy, InterLOG còn tạo dựng niềm tin bền vững với nhiều khách hàng nhờ:
Cung cấp giải pháp vận chuyển Fulfillment: InterLOG theo sát hàng hóa của Quý doanh nghiệp trong tất cả các khâu nhập - xuất hàng như nhập hàng về kho bãi, hoàn thiện chứng từ, đóng gói đến thông quan, phát hành vận đơn, gửi chứng từ cho đối tác, nộp thuế… Qua đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận chuyển tối đa.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm: Đội ngũ nhân viên chăm sóc nhiệt huyết, sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ tư vấn giải pháp tốt nhất về chi phí và thời gian. Đồng thời theo dõi sát sao từng đơn hàng một, giúp hạn chế vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian vận chuyển hàng.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ vận tải đường biển từ InterLOG, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.