Hàng gia công xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng trong thương mại quốc tế, mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi "Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không?" thường khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn. Việc hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro pháp lý trong quá trình sản xuất và xuất khẩu. Hãy cùng khám phá các chính sách hiện hành để đưa ra quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của bạn.
Hàng gia công xuất khẩu được hiểu là sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp nhận gia công sẽ cung cấp nhân công, máy móc, kỹ thuật để gia công sản phẩm từ nguyên liệu do đối tác cung cấp hoặc do doanh nghiệp tự nhập khẩu.
Việt Nam có nhiều ưu đãi thuế để thu hút đầu tư vào lĩnh vực gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các ưu đãi này và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định thuế liên quan.
>> Xem thêm: Gia công là gì? Những quy định về hàng gia công cần biết
Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là loại hàng hóa, giai đoạn của quá trình gia công và chính sách thuế hiện hành. Dưới đây là một số quy định đối với từng loại hàng gia công xuất khẩu:
Theo điều 10 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trong đó, bao gồm sản phẩm gia công xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công nếu sản phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu để gia công, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công xuất khẩu trả cho bên nước ngoài đặt gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là hàng hóa thực tế được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ nếu người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải nộp thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư.
Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 điều 10 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ.
Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.
Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục hải quan hàng gia công cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan để được hưởng chính sách miễn thuế bao gồm:
Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
Chứng từ có liên quan như hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài bộ hồ sơ trên, tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm một trong các chứng từ sau:
Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu.
Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí.
Hợp đồng cho thuê tài chính trong trường hợp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa cung cấp cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế.
Chứng từ chuyển nhượng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác.
Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải.
Danh mục miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế dự kiến nhập khẩu bằng giấy kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận.
>> Xem thêm: Tờ khai hải quan là gì? Cách ghi chi tiết và các lưu ý nên biết
Ngoài thắc mắc hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không, xoay quanh vấn đề này cũng còn nhiều câu hỏi khác. Mời bạn cùng tham khảo chi tiết dưới đây.
Có, doanh nghiệp mới thành lập hoàn toàn có thể được hưởng ưu đãi thuế khi tham gia vào hoạt động gia công xuất khẩu. Chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường được nhà nước khuyến khích để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi này, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện nhất định như:
Doanh nghiệp phải hoạt động trong các ngành nghề được ưu tiên khuyến khích phát triển.
Doanh nghiệp đặt trụ sở tại các khu vực ưu đãi đầu tư có thể được hưởng thêm các chính sách ưu đãi.
Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về mức độ đầu tư tối thiểu.
Kiểm tra hồ sơ: không quá 2 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Kiểm tra thực tế hàng hóa: không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
(*) Đối với lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì được gia hạn tối đa không quá 2 ngày.
Quyết định có hoặc không thuộc diện miễn thuế: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu bao gồm các bước:
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ cho lô hàng.
Khai báo hải quan điện tử, điền các thông tin cần thiết trên tờ khai hải quan.
Đối chiếu thông tin đã khai trên hệ thống với chứng từ thực tế.
Truyền tờ khai đến cơ quan hải quan.
Đính chứng từ của lô hàng lên hệ thống hải quan.
Sau khi có phân luồng, thực hiện theo các yêu cầu của hải quan.
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, cơ quan hải quan sẽ cấp giấy phép thông quan cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu hàng hóa.
>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Trên đây là các thông tin xoay quanh vấn đề hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không nhằm giúp các doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về thuế từ các chính sách của Nhà nước. Nếu bạn đang tìm một đơn vị chuyên nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin về các chính sách ưu đãi thuế cũng như dịch vụ khai báo hải quan chất lượng, InterLOG sẵn sàng hỗ trợ bạn. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và có nhiều ưu thế vượt trội, giúp việc khai báo hải quan nhanh chóng, chính xác, thông quan hàng hóa thuận lợi.
Liên hệ với InterLOG để được tư vấn và báo giá chi tiết:
Hotline: 028 3943 5899
Website: https://interlogistics.com.vn/