Bên cạnh đường bộ và đường hàng không, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì phù hợp với đa dạng mặt hàng, tính an toàn cao và mức giá hợp lý. Ở bài viết sau đây, InterLOG cung cấp thêm thông tin về hình thức này, bao gồm cước phí, thời gian vận chuyển bằng đường biển và áp dụng cho mặt hàng nào. Mời quý doanh nghiệp tiếp tục theo dõi!
Vận tải đường biển nội địa là hình thức luân chuyển hàng hóa từ khu vực này đến khu vực khác trong phạm vi một quốc gia thông qua đường thủy/đường hàng hải.
Theo đó, hàng hóa sau khi được phân loại cụ thể thì được đóng vào container chắc chắn, xếp dỡ lên tàu và tiến hành vận chuyển. Phương tiện vận chuyển trên biển thường là tàu, sà lan kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển như cảng biển, cảng trung chuyển, giúp hàng hóa được giao đến nơi thuận lợi và an toàn sau khi tàu cập bến.
Hiện nay, vận chuyển đường biển nội địa đã trở thành xu hướng vận tải được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì mang đến 4 lợi ích nổi bật sau:
>> Xem thêm: Giá cước vận tải đường biển nội địa và quốc tế mới nhất
Song song với ưu điểm thì vận chuyển đường biển nội địa còn tồn tại một số nhược điểm như:
Sau đây cũng là đặc điểm của hình thức vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển:
Thời gian vận chuyển bằng đường biển chậm hơn so với đường bộ và đường sắt từ 1 - 2 ngày. Đặc biệt, khi thời tiết trên biển không thuận lợi, có thể kéo dài thời gian vận chuyển đến 1 tháng.
>> Xem thêm: Dịch vụ vận tải đường bộ là gì?
Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển nội địa là rất lớn, không bị giới hạn về kích thước, số lượng hay khối lượng hàng hóa. Vì vậy, hình thức này phù hợp để chuyên chở đa dạng mặt hàng khác nhau.
Là cơ sở hạ tầng tự nhiên không tốn phí nâng cấp, sửa chữa nên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa có chi phí thấp hơn so với các hình thức vận tải phổ biến khác.
Chi phí vận tải đường biển nội địa bao nhiêu là quan tâm chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Thông thường, giá cước vận tải đường biển nội địa không cố định do phụ thuộc vào một số yếu tố:
Chi phí xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến giá cước vận tải đường biển nội địa. Cụ thể là khi giá xăng dầu biến động thì cước phí có thể tăng lên hoặc giảm xuống tương ứng.
Đối với khu vực có điều kiện khí hậu càng khắc nghiệt thì cước phí vận tải đường biển nội địa càng tăng lên, dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến khu vực đó giảm đi.
Tình trạng khan hiếm container rỗng (vỏ container) khiến giá thuê container tăng lên, gây biến động và làm thay đổi giá vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển.
>> Xem thêm: Tăng cường tái sử dụng container rỗng
Phần lớn hàng hóa giá trị cao, hàng hóa chất, hàng dễ vỡ, hàng yêu cầu điều kiện bảo quản hoặc vận chuyển đặc biệt, đều có cước phí vận chuyển đường biển cao hơn so với các loại hàng hóa thông thường.
Ngoại trừ hàng hóa bị nghiêm cấm, vận tải đường biển nội địa hầu như chấp nhận chuyên chở đa dạng hàng hóa được phân loại như sau:
Ngoài ra, tùy vào từng loại hàng hóa mà có phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa phù hợp, cụ thể:
Thành lập từ năm 2005, đến nay InterLOG đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ logistics và tư vấn giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện cho rất nhiều doanh nghiệp trong - ngoài nước.
Đối với riêng dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển, InterLOG cũng nhận được đánh giá tích cực vì đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển như:
Nếu doanh nghiệp đang có dự án vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển và cần tư vấn giải pháp từ InterLOG, vui lòng liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.